Bệnh tự kỷ là gì? Dấu hiệu và điều trị rối loạn tự kỷ ở trẻ em

TỰ KỶ LÀ GÌ?

Tự kỷ hay được gọi là rối loạn tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển xuất hiện ngay từ những năm đầu đời, thường là trước 3 tuổi tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. Do vậy, sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.

Tự kỷ ở trẻ emBệnh tự kỷ ở trẻ em

Một đứa trẻ tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì 30% có cơ hội khỏi hoàn toàn, 70% còn lại phát triển nói chung là tốt, có thể có trẻ giao tiếp được bằng lời nói hoặc không thể giao tiếp bằng lời nói, nhưng ý thức được hành vi và độc lập được cuộc sống

Nhiều trẻ bị tự kỷ có thể được phát hiện và điều trị sớm nhưng khả năng được chữa dứt điểm không nhiều. Nhiều trường hợp bệnh nhẹ không phát hiện và được điều trị kịp thời nên đến độ tuổi trưởng thành, tác động của bệnh tự kỷ ngày càng nghiêm trọng, không chỉ tác động đến khả năng học tập lao động mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sống độc lập khi trưởng thành. 

Dấu hiệu của trẻ tự kỷ

Tự kỷ có nhiều đặc điểm đa dạng từ mức nhẹ đến nặng. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường có những biểu hiện sau đây:

  • Chậm nói, hay không nói
  • Ra dấu thay vì sử dụng ngôn ngữ
  • Không nhìn mắt người đối diện
  • Không thích những đụng chạm thể lý với người khác, kể cả người thân, cha mẹ
  • Không biểu lộ tình cảm
  • Không thích chơi đùa với bạn bè
  • Không biết đóng vai nhân vật khi chơi đùa
  • Không có khái niệm về thời gian, thời lượng
  • Kén ăn
  • Khó ngủ
  • Có vẻ như không hiểu lời người khác nói với mình
  • Không hiểu những biểu hiện tình cảm trên mặt người khác
  • Không hiểu nghĩa bóng
  • Không nhạy cảm với sự đau đớn thể lý
  • Có thể thủ dâm dù còn nhỏ tuổi
  • Giỏi về trí nhớ hình ảnh (trong đó có cả chữ, số)
  • Khó chịu với những thay đổi thói quen hay những gì mới lạ
  • Mê thích đặc biệt một số sự vật, màu sắc
  • Lập lại một cách vô nghĩa một số câu nghe được từ người chung quanh hay tivi
  • Lập lại câu hỏi của người đối diện thay vì trả lời họ
  • Lập lại một số cử động (vẫy tay, vỗ tay, đu đưa thân mình…)
  • Bước đi với hai ngón chân cái hướng vào trong
  • Đi nhón gót
  • Hay giận dữ
  • Đánh người chung quanh khi giận dữ
  • Tự làm đau mình (lấy tay đập đầu, đập đầu vào tường)

Dấu hiệu trẻ tự kỷDấu hiệu tự kỷ ở trẻ em

Những trẻ mắc hội chứng Tự kỷ thường bị ám ảnh với những vật cá biệt hay những hành vi đặc biệt, tập trung vào chúng mà không quan tâm đến những việc khác xung quanh.Trẻ cũng có “những vùng phát triển khả năng đặc biệt”. Một số trẻ tự kỷ tổn thương nặng ở nhiều khả năng nhưng họ cũng có thể thể hiện được những tài năng như trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật, toán và cơ khí.

Các dấu hiệu của chứng tự kỷ thường xuất hiện sớm từ những năm đầu đời, nhưng đôi khi chúng cũng xuất hiện sau một số tháng phát triển bình thường. Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định được sự kiện nào là sự kiện khiến trẻ đang phát triển bình thường lại dần thoái triển, rơi vào chứng tự kỷ.

Nguyên nhân trẻ tự kỷ

Các nghiên cứu hiện nay đều chưa dám khẳng định nguyên nhân chính xác của chứng tự kỷ:

- Một số giả thiết cho rằng, tự kỷ có nguyên nhân từ các yếu tố sinh học hoặc môi trường, hoặc cả hai, bao gồm cả các yếu tố nhiễm khuẩn lúc mang thai các khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch gen

- Qua nghiên cứu các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ và những gia đình có con song sinh, nhiều học giả ủng hộ giả thuyết về gen. Tuy nhiên, đến nay, các nhà nghiên cứu chưa xác định được gen nào là gen nguyên nhân gây ra chứng này.

- Giả thuyết về não cũng được đưa ra, ví dụ như sự phát triển không bình thường của não ngay từ thời kì bào thai hoặc vấn đề bất thường của tuần hoàn não, thiếu các chất sinh hóa trong não (ví dụ như lượng sereton).

Tuy nhiên, hiện nay, tất cả những giả thuyết đưa ra vẫn chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết.

Khắc phục và điều trị chứng tự kỷ ở trẻ

Hầu hết các bậc cha mẹ khi phát hiện con mình mắc bệnh tự kỷ đều có tâm trạng rất hoảng loạn và mong muốn tìm biện pháp để chữa trị bệnh cho con nhanh chóng. Tuy nhiên khác với các chứng bệnh khác, để điều trị bệnh tự kỷ cho con bạn cần phải kiên nhẫn tìm hiểu, từ đó có kết hợp với cách biện pháp chữa trị hợp lý. Thông thường sẽ có các biện pháp sau:

- Phương pháp y học: thuốc có tác dụng kiểm soát đựơc những biểu hiện của bệnh. Việc cung cấp đầy đủ các vitamin cần thiết cũng như cân bằng chế độ ăn sẽ giúp trẻ giảm được các chấn động ở hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó các thuốc chống suy nhược và thuốc bổ thần kinh cũng giúp trẻ ổn định hơn.

- Liệu pháp giao tiếp: Liệu pháp về giao tiếp sẽ giúp trẻ có những sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, hạn chế giao tiếp bằng những hình thức phi ngôn ngữ khác. Khuyến khích và động viên trẻ giao tiếp sẽ giúp trẻ tương tác được với xã hội, vượt qua những rào cản về tình cảm tâm lý trong giao tiếp. Những câu chuyện về xã hội sẽ giúp trẻ hiểu được những sự việc đang diễn ra ngoài xã hội, phát triển cảm nhận, cảm giác và bộc lộ ý kiến của mình. Điều này cho thấy các bậc cha mẹ khi có trẻ bị tự kỷ nên dành nhiều thời gian và kiên nhẫn nói chuyện với con. Khi cha mẹ gần gũi trò chuyện, trẻ sẽ quên và mất dần suy nghĩ ngại ngùng sợ sệt trong giao tiếp.

Liệu pháp hành vi: Liệu pháp hành vi giúp giảm các hành động bắt chước, những hành vi không phù hợp hoặc gây gổ ở trẻ. Liệu pháp này được áp dụng dựa trên niềm tin rằng sẽ phá vỡ một vài thói quen nào đó bằng cách xây dựng những thói quen mới. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xử lí một vài hành vi điển hình nào đó, thường xuyên động viên và khen thưởng mỗi khi chúng có những biểu hiện tốt.

Dạy trẻ tự kỷDạy trẻ tự kỷ

Điều trị bệnh ở những trẻ được chẩn đoán là mắc bệnh tự kỷ là một giai đoạn khó khăn, nó đòi hỏi cha mẹ phải cực kỳ kiên trì và dành nhiều thời gian cho con. 

Cha mẹ nên đưa trẻ tự kỷ đến các nhà chuyên môn (bác sĩ nhi, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần...) nếu:

- 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô.

- 12 tháng tuổi, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, chỉ chỏ, với đồ chơi…

- 16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào.

- 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả.

- Ở mọi độ tuổi, có sự mất/ suy thoái các kĩ năng ngôn ngữ và xã hội.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật