Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở người lớn

Tự kỷ là một chứng bệnh liên quan đến chứng rối loạn phát triển tâm lý khiến cho người mắc bệnh có những dấu hiệu bất thường trong các mối quan hệ giao tiếp xã hội sống khép mình và ngại giao tiếp. Dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn mắc bệnh này thường là có cảm giác cô độc và lo sợ về nỗi ám ảnh bị xã hội ruồng bỏ.

Tỷ lệ nam giới trưởng thành mắc bệnh tự kỷ cao gấp 9 lần nữ giới – tỷ lệ này cũng khớp với các số liệu liên quan đến giới tính ở nhóm trẻ em mắc bệnh, cho thấy bệnh tự kỷ không tự mất đi mà tiếp tục tác động đến người bệnh ngay cả khi đã trưởng thành.

Dấu hiệu tự kỷ ở người lớn

Chứng bệnh tự kỷ ở người lớn

Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở người lớn

Cùng với các mức độ nghiêm trọng của bệnh là các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn rất khác nhau giữa các cá nhân, nhưng tất cả những người bị chứng tự kỷ có một số dấu hiệu chính sau :

  • Trong các mối quan hệ, các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở thanh niên có thể bao gồm:

Gặp các vấn đề trong phát triển các kỹ năng giao tiếp, nét mặt thiếu biểu cảm, và tư thế cơ thể không tự nhiên.

Không thể thiết lập tình bạn với những người cùng trang lứa.

Gặp khó khăn trong việc quan tâm, chia sẻ, hưởng thụ lợi ích hoặc thành tựu với những người khác.

Thiếu sự đồng cảm.  Những người bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của người khác, chẳng hạn như đau hoặc buồn rầu.

  • Công việc và giao tiếp, các dấu hiện tự kỷ có thể bao gồm:

Tiếp thu chậm học tập kém, ít nói chuyện. Khoảng 40% những người bị chứng tự kỷ không bao giờ nói chuyện.

Khó tiến hành các bước để bắt đầu một cuộc trò chuyện, những người bị chứng tự kỷ khó khăn để tiếp tục một cuộc trò chuyện, sau khi đã bắt đầu.

Rập khuôn và lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ.  Những người bị chứng tự kỷ thường lặp lại hơn một lần một từ hoặc cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây.

Họ gặp khó khăn để có thể hiểu hết được ý nghĩa các câu nói ẩn ý của người khác. Ví dụ, một người bị chứng tự kỷ có thể không hiểu rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ, hài hước.

  • Trong hành vi. Các dấu hiệu bệnh tự kỷ có thể bao gồm:

Người mắc chứng tự kỷ thường chỉ tập trung vào một bộ phận cụ thể của các món đồ quen thuộc, chẳng hạn như bánh xe trên một chiếc xe, thay vì toàn bộ.

Sự lo lắng về một chủ đề nhất định.  Ví dụ, người lớn có thể bị hút bởi trò chơi điện tử, kinh doanh thẻ, hoặc tấm giấy phép

Rập khuôn hành vi.

Ảnh hưởng cuộc sống của người tự kỷ

Có một số người tự kỷ chưa được chẩn đoán từ nhỏ, mặc dù tự kỷ là một rối loạn chức năng não đã có từ trước 3 tuổi. Vì các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở người lớn đa dạng từ rất nhẹ đến rất nặng, nên các dạng nhẹ khi trẻ như khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, bị bạn bắt nạt và khó thích nghi với những thay đổi trong gia đình và ngoài xã hội.

Có khoảng 20% trường hợp tự kỷ ở người lớn có trí thông minh bình thường (hội chứng Asperger), họ có thể nói và học được. Tuy nhiên giọng nói của họ đơn điệu, giống như người nước ngoài nói tiếng Việt. Họ gặp nhiều khó khăn trong các mối quan hệ xã hội, thường có ít bạn và không thích xã giao. Họ khó thích ứng với môi trường, khó thay đổi thói quen (vd: chỉ đi một loại xe buýt, nếu đổi lịch trình thì họ khó chịu). Trong công việc, họ khăng khăng cho rằng ý kiến của họ là đúng, không tiếp thu ý kiến của người khác, khó lắng nghe và chờ đợi đến phiên mình, hay ngắt lời người khác và phát biểu lạc đề.

Còn lại 80% trường hợp tự kỷ ở người lớn có kèm theo tình trạng chậm phát triển tâm thần động kinh trầm cảm rối loạn ám ảnh cưỡng bức, việc chẩn đoán tình trạng này phức tạp hơn vì có những biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, nên dễ nhầm lẫn tự kỷ với các chứng bệnh khác. Tuy nhiên, để phân biệt, tự kỷ có biểu hiện khiếm khuyết tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi. Đối với 50% người tự kỷ không thể nói suốt đời, ta cần giao tiếp với họ qua hình ảnh.

Bệnh tự kỷ ở người lớnChứng bệnh tự kỷ ở người lớn

Giúp người tự kỷ thích nghi với cuộc sống

Tiến sỹ Terry Brugha - Trưởng nhóm nghiên cứu của NHS, điều tra bệnh tự kỷ ở người lớn khó hơn rất nhiều so với trẻ em bởi “với trẻ em, chúng ta có bố mẹ và thầy cô giáo để quan sát hành vi, trong khi đó người lớn mắc bệnh tự kỷ rất ít khi thể hiện hành vi của họ”. Ngoài ra, chính vì bị hạn chế khả năng giao tiếp xã hội nên việc người mắc bệnh tự kỷ tìm đến hỗ trợ y tế là điều càng hiếm gặp.

“Cần phải tăng cường nỗ lực giúp đỡ nguời trưởng thành mắc bệnh tự kỷ bởi nỗ lực hiện nay là kém xa so với nỗ lực giúp đỡ trẻ em tự kỷ. Chỉ cần giúp họ nhận ra vấn đề thực sự họ đang gặp phải là đã có thể giúp đỡ họ rất nhiều trong việc cải thiện mối quan hệ trong gia đình và nơi làm việc” - Tiến sỹ Brugha nói - “Khi bạn giúp họ hiểu rằng họ không phải là người duy nhất trên Trái đất bị như vậy, giúp gia đình họ hiểu rõ hơn vấn đề, bạn đã tạo được bước đột phá trong điều trị. Hơn nữa các ông chủ có thể sẽ thông cảm thay vì sa thải vì họ hiểu con người đó cần giúp đỡ. Hãy giúp họ thích nghi với cuộc sống đó là điều quan trọng nhất”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật