Cần chú ý gì khi trẻ tiêm vaccin phối hợp DPT - VGB - Hib?
Hiểu biết để hạn chế phản ứng phụ khi tiêm vaccin
Liệu bạn và gia đình đã biết trường hợp nào cần tiêm phòng dại?
Tiêm phòng cho trẻ là biện pháp tốt phòng bệnh.
Trước khi trẻ được tiêm vaccin
Khi đưa trẻ đi tiêm chủng tại cơ sở y tế, cha mẹ trẻ cần mang theo phiếu (hoặc sổ) tiêm chủng để biết chính xác lần này trẻ được tiêm loại vaccin nào. Trẻ cũng cần được khám phân loại trước khi tiêm, xem xét tiền sử bệnh tật của trẻ, đặc biệt là những phản ứng liên quan tới liều vaccin đã tiêm trước hoặc bất kỳ loại vaccin nào. Trẻ sẽ không được tiêm vaccin phối hợp DPT - VGB - Hib nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nặng đối với liều đã tiêm trước đó hoặc có phản ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccin. Bên cạnh đó, những trẻ bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính cũng sẽ được hoãn tiêm.
Trong khi trẻ được tiêm vaccin
Khi cán bộ y tế thực hiện tiêm vaccin cho trẻ, cha mẹ trẻ có thể theo dõi cách thức tiêm như vị trí tiêm (vaccin phối hợp được tiêm ở đùi của trẻ), sử dụng một bơm kim tiêm còn nguyên trong bao, còn hạn sử dụng, lọ vaccin vẫn còn nguyên nhãn, còn hạn sử dụng, được bảo quản lạnh hay đựng trong phích vaccin, không được để đông băng để bảo đảm trẻ được tiêm vaccin an toàn.
Sau khi trẻ được tiêm vaccin
Sau khi tiêm vaccin phối hợp DPT - VGB - Hib, trẻ có thể đau hoặc sưng tấy tại chỗ, quấy khóc, sốt nhẹ... Những biểu hiện này có thể tự khỏi trong vòng 1 ngày, không cần xử trí gì. Tuy nhiên các bà mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống nhiều nước (cho bú khi trẻ khát), theo dõi trẻ sốt và chú ý đến trẻ nhiều hơn nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường. Sau khi được tiêm vaccin, cha mẹ không nên đưa trẻ về nhà ngay mà cần để trẻ được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục được theo dõi ít nhất 1 ngày (24 giờ) sau tiêm chủng. Ngoài ra, nếu cha mẹ không yên tâm về những phản ứng của con sau khi tiêm có thể trực tiếp đến gặp cán bộ y tế để được tư vấn cách chăm sóc trẻ
Vaccin phối hợp DPT- VGB- Hib cũng giống như các loại vaccin khác, khi tiêm cũng có thể xảy ra những phản ứng bất thường không mong muốn. Vì vậy sau tiêm chủng trẻ cần được theo dõi sát sao, nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó thở tím tái, bú ít, sốt cao, quấy khóc kéo dài... cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:01 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:04 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:01 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:03 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:03 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:07 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:08 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:04 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:00 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:05 12/02/2023