Liệu bạn và gia đình đã biết trường hợp nào cần tiêm phòng dại?

Con tôi bị chó hàng xóm cắn ở bắp chân có chảy máu, người nói phải tiêm vaccin ngay, có người lại nói không cần. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện của bệnh dại và cách theo dõi trường hợp nào cần tiêm vaccin?

Nguyễn Thị Hiên (Nghệ An)

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp ở động vật có vú nhất là loài ăn thịt như chó, mèo, cáo, dơi... do virut dại gây ra, qua nước bọt (vết cắn) truyền cho người

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp ở động vật có vú nhất là loài ăn thịt như chó, mèo, cáo, dơi... do virut dại gây ra, qua nước bọt (vết cắn) truyền cho người

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp ở động vật có vú nhất là loài ăn thịt như chó, mèo, cáo, dơi... do virut dại gây ra, qua nước bọt (vết cắn) truyền cho người. Bệnh có đặc trưng kích thích hệ thần kinh trung ương, gây bại liệttử vong Sau khi người bị động vật mang bệnh cắn, thời gian ủ bệnh rất thay đổi từ 10 ngày đến hằng năm, trung bình là 30-50 ngày, có khi thời gian ngắn hơn nếu vết cắn ở đầu và mình.

Khi đã phát bệnh các triệu chứng gồm: tinh thần suy sụp, sốt, bứt rứt khó chịu; sợ ánh sáng, sợ tiếng động, muốn chạy trốn, nói luôn miệng đau đầu đau cơ mệt mỏi chán ăn; kích động co giật đau buốt họng hầu và thanh quản miệng đầy nước bọt; lên cơn phá phách cắn xé đâm đầu vào tường, có lúc ảo giác lơ mơ; kiệt sức bại liệt tử vong do ngạt thở Thời gian phát bệnh sau khi bị súc vật cắn có khi ngắn nhưng có thể kéo dài hằng năm.

Do đó việc theo dõi con vật cắn có bị dại hay không để tiêm vaccin kịp thời là rất quan trọng, bằng cách: nhốt hay quản lý con vật đã cắn người để theo dõi trong 15-20 ngày. Nếu sau thời gian đó mà con vật vẫn sống, khỏe thì người bị cắn không cần dùng vaccin phòng dại. Trường hợp sau khi cắn con vật ốm chết hoặc không theo dõi được con vật thì nên khẩn trương đưa người bị cắn đi tiêm vaccin ngừa bệnh dại

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật