Nên làm gì khi bị chó tấn công tránh nguy hại khôn lường?

Hầu hết mọi người khi bị chó cắn đều lúng túng trong việc ứng phó, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Tại Việt Nam

Bé P.H.N, sinh năm 2010 được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM trong tình trạng mặt, đầu và gáy bê bết máu vì bị chó béc-giê cắn liên tiếp. Nghiêm trọng nhất là vết rách dài 10cm từ sống mũi đến vành tai phải. 

Bé Nam, 4 tuổi, ngụ ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh khi cùng bố mẹ sang trông nhà cho một người bà con thì bị chó béc-giê tấn công. Nạn nhân qua đời vì tổn thương quá nặng, nhiều vết răng cắm sâu vào hộp sọ.

Bé Nguyễn Thị Thanh Th. (10 tuổi) tại Bình Sơn, Quảng Ngãi đã qua đời do mắc bệnh dại Th. bị chó nhà hàng xóm cắn. Tuy nhiên, gia đình chủ quan, đã không cho bé đi tiêm phòng dại, dẫn đến cái chết thương tâm.

Trên thế giới

Bé trai Riley Fox, 4 tuổi người Anh đã bị một con chó Pitbull tấn công và làm bị thương nghiêm trọng vùng mặt. Cha cậu bé cho biết nếu con chó cắn thấp hơn vài inch có thể đã cắn vào cổ họng của Riley Fox.

Cô Yuan Yan sống tại Thành Đô, Tứ Xuyên đã chịu những vết cắn dã man khi cô đang cố bảo vệ cậu con trai 2 tuổi trước sự tấn công của hai con chó.

Người mẹ trẻ đã ôm con trai trong lòng để bảo vệ con khỏi chó dữ tấn công

Người mẹ trẻ đã ôm con trai trong lòng để bảo vệ con khỏi chó dữ tấn công

Làm gì khi bị chó tấn công

Để hạn chế nguy cơ bị chó tấn công:

- Không nên tiếp cận những con chó lạ, đặc biệt khi chúng đang bị xích hoặc nhốt.

- Không quấy rối khi chúng đang ăn, ngủ, gặm đồ chơi,…

- Tránh bất ngờ đụng chạm, vuốt ve con chó, kể cả là chó nuôi của mình.

- Không để trẻ em chạy đuổi theo chó, khi nhìn thấy chó không được trêu chọc, khiêu khích chúng.

Khi bị chó tấn công, một hành động sơ xuất cũng có thể lấy mạng bạn

Khi bị chó tấn công, một hành động sơ xuất cũng có thể lấy mạng bạn

Nếu thấy con chó chuẩn bị tấn công

- Tránh nhìn thẳng vào mắt hoặc quay lưng lại trước mặt chúng.

- Không được bỏ chạy vì sẽ càng kích thích bản năng săn mồi của con chó. Nó sẽ đuổi theo và cắn bạn. Đứng sang một bên và từ từ lùi ra xa.

- Cố gắng giữ bình tĩnh, không nên kích động. Bạn càng hoảng hốt thì càng khiến con chó trở nên hung hăng hơn.

- Đánh lạc hướng con chó bằng các vật dụng mang theo để chúng nhai (như chai nước, đồ chơi, áo khoác, cuốn sách,…)

- Không vung tay hoặc đá chân để xua đuổi chó. Chó thường phản ứng nhanh với các chuyển động. Khi vung tay, bạn dễ bị tấn công vào cổ, ngực. Giữ các ngón tay cuộn tròn thành nắm đấm để tránh bị cắn.

- Nếu bị chó đuổi theo và tấn công, nằm ra đất và cuộn tròn cơ thể lại, đặt bàn tay phía sau đầu để bảo vệ cổ, mặt và đầu.

Chó là loài vật trung thành của con người nhưng cũng có thể trở thành kẻ sát nhân

Chó là loài vật trung thành của con người nhưng cũng có thể trở thành kẻ sát nhân

Khị bị chó cắn

Bên cạnh tổn thương ngoài da, người bị chó cắn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại - nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, khi bị chó cắn, cần thực hiện các thao tác sơ cứu:

- Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước với xà phòng liên tục trong 15 phút để sát trùng và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh dại. Băng vết thương bằng gạc vô trùng.

- Sau khi sơ cứu ban đầu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị và tiêm phòng kịp thời.

Mùa hè đang đến và thường là mùa dễ phát sinh bệnh chó dại. Vì vậy, các gia đình nuôi chó cần đưa chó đi tiêm phòng dại, không được thả rông để tránh gây nguy hiểm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật