Khắc phục chứng nói lắp cho trẻ em không khó như bạn vẫn nghĩ
Bệnh hay gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi
Nói lắp là một sự lặp lại, kéo dài hoặc bị tắc nghẽn không tự nguyện của một người đang cố gắng nói một từ hay một phần của một từ. Với trẻ em bị tật nói lắp chúng biết những gì mình muốn nói, nhưng không thể nói ra trơn tru dễ dàng.
Tật nói lắp thường xuất hiện khi trẻ lên 2-4 tuổi. Hầu hết bắt đầu trước khi trẻ 5 tuổi. Rất hiếm khi xảy ra lúc trẻ đã biết nói những cụm từ ngắn có ý nghĩa. Trong thực tế, trẻ nói lắp vẫn sử dụng được câu nói tuy mất thời gian. Trong đời sống, khoảng 5% trẻ có thể bị nói lắp chỉ trong vài tháng hoặc trong một khoảng thời gian dài hơn rồi tự khỏi. Và nói lắp có xu hướng xảy ra trong gia đình Khoảng 80 % trẻ em nói lắp sẽ tự khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh
Đến nay người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh nói lắp nhưng thường được nhắc đến một vài ý kiến sau:
Một số người cho rằng việc can thiệp sản khoa tác động đến vùng não của trẻ gây nên hiện tượng nói lắp, hoặc do thai phụ mắc một bệnh nào đó di truyền cho thai nhi gây tổn thương não Bên cạnh đó việc bé bị khủng hoảng tâm lý, gặp một cú sốc nào đó…những dị tật tâm lý xã hội này theo thời gian có thể trở thành thói quen.
Cho tới nay vẫn chưa có giải thích nào rõ dàng về tật nói lắp
Không có bằng chứng nào cho thấy, nói lắp là do di truyền.
Nói lắp xuất hiện ở các bé trai cao gấp 4 lần các bé gái.
Nói lắp là tình trạng xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới, mọi nền văn hoá và mọi nhóm dân cư.
Biểu hiện bệnh
Cha mẹ nên chú ý những biểu hiện của trẻ như trẻ phải rất cố gắng lắm mới phát âm được, nói nhát gừng, dằn mạnh từng tiếng. Ngắt quãng rất lâu khi nói, phải dừng lại vài giây mới có thể nói tiếp những từ tiếp theo.
Nói một âm tiết hoặc một từ nhiều lần (Ví dụ: mmmẹ…), nhắc lại một phần của từ nhiều lần (Ví dụ: con con con con cá…), dừng lại khi mới nói được nửa câu.
Biện pháp giúp trẻ hết nói lắp
- Kiên nhẫn lắng nghe con nói, không lên giọng dạy bảo trẻ nói thế nào. Cố gắng hiểu trẻ muốn nói gì khi trẻ đang bị nói lắp.
- Để cho con hoàn thành câu nói, không làm con bị gián đoạn câu nói.
- Nhìn thẳng vào mắt con khi con đang nói. Đừng giành nói trước câu nói hay suy nghĩ của con. Hãy để cho chính trẻ tự nói lên.
- Sau khi con đã nói xong, cha mẹ hãy lặp lại câu đó, với những từ như con đã nói. Ví dụ con nói: “Con thấy, thấy, thấy… con thỏ” thì cha mẹ cũng lặp lại: “Ừ, cha (mẹ) thấy con thỏ”.
- Chờ đợi con nói xong khi đó mới trả lời. Không bao giờ trả lời trước khi con chưa nói xong. Điều này giúp cho con bạn bình tĩnh, chậm rãi khi phát biểu.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:06 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:07 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:07 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:01 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:04 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:00 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:01 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:08 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:01 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023