Những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch khi tiêm chủng cho trẻ

Vắc-xin là sản phẩm sinh học dùng để tiêm chủng cho các cá thể để tạo ra miễn dịch chủ động bảo vệ chống lại một căn bệnh cụ thể.

Chúng bao gồm sự có mặt của kháng thể mẹ, bản chất, liều lượng kháng nguyên đường dùng và sự có mặt của một chất hấp phụ được thêm vào để tăng cường miễn dịch của vắc-xin.

Các yếu tố như tuổi, yếu tố dinh dưỡng di truyền và bệnh tật đang mắc phải cũng có thể ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc-xin.

Mỗi vắc-xin có chứa loại vi sinh vật gây bệnh hoặc một phần của nó. Chúng thường có hai dạng sống giảm độc lực hoặc bất hoạt (chết) của vi sinh vật hay kháng nguyên độc tố hoặc một trong các protein bề mặt của nó. Vắc-xin có thể là đơn giá hoặc đa giá. 

Một vắc-xin đơn giá có chứa một chủng duy nhất của một kháng nguyên duy nhất (ví dụ vắc-xin sởi). Trong khi đó một loại vắc-xin đa giá có chứa hai hoặc nhiều chủng/type huyết thanh của kháng nguyên (ví dụ vắc-xin bại liệt).

Vắc-xin phối hợp có chứa từ hai kháng nguyên trở lên (ví dụ như DTwP, DTP-HepB-Hib). Lợi thế tiềm năng của loại vắc-xin phối hợp bao gồm việc giảm chi phí bảo quản và quản lý so với các vắc-xin đơn giá, giảm chi phí số lần đi tiêm chủng cải thiện sự kịp thời của tiêm chủng và tạo thuận lợi cho việc bổ sung các loại vắc-xin mới vào chương trình tiêm chủng.

Kết hợp kháng nguyên thường không làm tăng nguy cơ phản ứng bất lợi và trên thực tế, dẫn đến giảm tổng thể các phản ứng bất lợi. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật