Quy trình tiêm phòng đảm bảo an toàn cho trẻ mẹ nên biết
TS.BS. Nguyễn Văn Cường, phó chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết: Quy trình chuẩn của công tác tiêm chủng an toàn là vắc-xin dùng để tiêm chủng phải đảm bảo chất lượng, được cán bộ y tế có kỹ năng thực hành tiêm chủng đúng bao gồm: tiêm chủng đúng đối tượng, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đối tượng tiêm chủng được theo dõi tốt sau tiêm chủng...
Đối với những trẻ có phản ứng với lần tiêm trước, theo PGS.TS Phạm Nhật An, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trước hết cần phải xem phản ứng đó ở mức độ nào. Nếu đó chỉ là những phản ứng phụ không gây nguy hiểm gì cho trẻ thì vẫn có thể tiêm phòng theo lịch - tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ hơn.
Nếu lần tiêm trước, phản ứng tiêm chủng là tai biến thì cần tư vấn bác sĩ trước khi tiêm lần sau. Nếu phản ứng trước đây là các dị ứng phản vệ thì tuyệt đối không được tiêm những lần sau.
Tiêm chủng giúp trẻ nhỏ phòng tránh được bệnh truyền nhiễm (Ảnh minh họa: Internet)
Hầu hết các vắc-xin đều có tính bền vững với nhiệt độ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp. Tuy nhiên,vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cũng như giảm các phản ứng tại chỗ tiêm có thể xảy ra.
Việc bảo quản vận chuyển vắc-xin ở nhiệt độ không thích hợp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới chất lượng của vắc-xin.
Có thể sử dụng phích lạnh để vận chuyển vắc-xin từ huyện xuống xã. Tuy nhiên chỉ triển khai tiêm chủng tại trạm y tế xã, không chuyển vắc-xin xuống thôn, bản. Thường thì vắc-xin được giữ trong ngày, nếu để lâu thì sẽ thay phích lạnh đó phải luôn để nhiệt độ giữ ở mức phù hợp.
PGS. TS Đỗ Sỹ Hiển, nguyên chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết thêm: Theo quy định Thông tư 23 của Bộ Y tế năm 2008 thì chương trình tiêm chủng phải được triển khai ở điểm tiêm cố định, trạm y tế xã phường, trung tâm y tế quận, huyện… có đủ điều kiện cơ sở vật chất, năng lực đào tạo, các phương tiện khác…
Tiêm chủng ngoài trạm y tế chỉ áp dụng trong những chiến dịch tiêm chủng lớn, hoặc ở vùng thực sự khó khăn thì phải có một đội tiêm chủng, có đầy đủ nhân lực để triển khai.
Đặc biệt, không cho phép mang vắc-xin tiêm chủng đến tận nhà vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng vắc-xin. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa con đến tiêm chủng tại trung tâm chứ không nên tiêm tại nhà.
- Căn bệnh khiến bé cứ ra ngoài khu vực có hoa chơi là khó thở (Thứ năm, 08:33:03 04/02/2021)
- Trẻ mở miệng khi ngủ: Cảnh báo những vấn đề sức khỏe... (Thứ năm, 13:43:03 28/01/2021)
- Bé 2 tuổi ngày nào cũng cười toe toét: Ai cũng tưởng ngoan nhưng... (Chủ nhật, 16:01:00 18/10/2020)
- 4 thói quen của cha mẹ ảnh hưởng tới sức khỏe tai mũi họng... (Thứ Hai, 08:33:03 14/09/2020)
- Những lý do cơ bản khiến trẻ chậm mọc răng bạn nên biết (Chủ nhật, 07:30:08 02/08/2020)
- Bí mật về khóc dạ đề mà có thể mẹ chưa biết đến (Thứ bảy, 09:45:05 01/08/2020)
- Để con bớt đau khi mọc răng, cha mẹ có thể làm điều này (Thứ sáu, 14:40:09 31/07/2020)
- BS Nguyễn Thị Hòa: Việc cần làm khi trẻ bị mộng du (Thứ năm, 22:00:02 30/07/2020)
- Bố 9X chết điếng nhận tin con 7 ngày tuổi mắc cùng lúc 2 bệnh... (Thứ sáu, 10:05:09 10/07/2020)
- Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý khi trẻ bị sặc bột hiệu... (Thứ năm, 14:50:05 28/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:07 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:07 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023