Sự tương đồng kì lạ giữa thần đồng và trẻ tự kỷ là những gì?

Theo thống kê, có đến 3/4 các nhà bác học có chứng tự kỷ.

PGS.TS. Joanne Ruthsatz tại Ðại học bang Ohio, Mỹ đã mất gần 2 thập kỷ để nghiên cứu về các thần đồng. Kết quả, bà đã tìm thấy một liên kết thú vị giữa thần đồng và trẻ bị mắc chứng tự kỷ: 'Ðứa trẻ thần đồng có thể chia sẻ những đặc điểm di truyền giống nhau với những trẻ có bệnh tự kỷ'.

Các nhà nghiên cứu phân tích DNA của 8 trẻ em có khả năng phi thường (hay còn gọi là thần đồng) trong âm nhạc, toán học và các lĩnh vực khác, đồng thời xem xét DNA của 10 đứa trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ và 4 trẻ vừa là thần đồng vừa mắc chứng tự kỷ.

Kết quả nghiên cứu phát hiện hơn một nửa trong số những thần đồng có các triệu chứng, hành vi giống người mắc bệnh tự kỷ Đặc biệt hơn, một vài thần đồng có người thân bị bệnh tự kỷ PGS. Ruthsatz đã phát hiện có sự đột biến nhiễm sắc thể Điều này được hiểu là thần đồng có thể sẽ di truyền bệnh tự kỷ cho người thân hoặc ngược lại. 

Tổng kết những dữ liệu liên quan đến thần đồng, trẻ tự kỷ, các nhà khoa học nhận thấy, trong số 8 thần đồng thì có 3 người bị chứng tự kỷ, 4/8 thần đồng có thân nhân bị tử kỷ. Cả hai nhóm đều đạt điểm cao về khả năng chú ý đến chi tiết, khả năng này rất rõ rệt ở trẻ tự kỷ.

Nhóm người xuất chúng/thần đồng không thoải mái khi giao tiếp với những người xung quanh - đây cũng là một dấu hiệu phổ biến của chứng tự kỷ. Việc có chung liên kết di truyền đã đặt ra một câu hỏi lớn đối với các nhà khoa học đó là: Với cách hoạt động tương tự, khi nào thì bộ óc tạo ra thần đồng và khi nào thì gây bệnh tật? Dưới đây là 5 đặc điểm có chung ở thần đồng và trẻ tự kỷ:

Khả năng vượt trội: Thần đồng thường là người có khả năng vượt trội trong một lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, khoa học... Trẻ em mắc chứng tự kỷ cũng thường có những tài năng đặc biệt nhưng vì khó khăn trong giao tiếp và thể hiện cảm xúc, họ thường không được khuyến khích làm theo và bộc lộ khả năng vượt trội của mình.

Kho tàng trí nhớ: Thần đồng có khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc đồng thời những người mắc chứng tự kỷ cũng có khả năng này. Theo thống kê, có đến 3/4 các nhà bác học có chứng tự kỷ.

Chú ý đến từng chi tiết: Khả năng chú ý và ghi nhớ những điều nhỏ nhặt mà người khác bỏ qua hoặc lãng quên được xem là một khả năng quan trọng của não ở những thần đồng và người tự kỷ.

Giác quan thứ phát: Giác quan thứ phát hay còn gọi là giác quan thứ 6 chỉ năng lực ghi nhận thông tin thông qua một loại giác nằm ngoài 5 giác quan cơ bản là thị giác thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.

Năng lực giác quan thứ phát được tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ. Theo số liệu thống kê của các nhà khoa học, người lớn mắc bệnh tự kỷ có khả năng có giác quan thứ phát cao hơn gấp 3 lần so với những người không mắc bệnh tự kỷ. Giác quan thứ phát cũng là khả năng phổ biến ở thần đồng và thiên tài.

Cực cảm: Cả ở thần đồng và người tự kỷ đều tồn tại cảm xúc này. Nghĩa là cố gắng làm tốt, giúp đỡ người khác và có sự đồng cảm đến cùng cực. Những người có bệnh tự kỷ rất nhạy cảm và có những cảm nhận sâu sắc, những cảm nhận này khi chuyển thể qua hành động sẽ trở thành những hành động biểu hiện thái quá khiến mọi người e ngại và khiến người tự kỷ rút khỏi các tương tác xã hội.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật