Cách nhận biết và điều trị bệnh dính thắng lưỡi thế nào?

Tôi vừa sinh con được 2 tháng nhưng tôi thấy cháu có vẻ bú khó, khi cháu khóc đầu lưỡi cháu không nhọn như bình thường mà có bị chia về hai phía giống hình trái tim. Có người nói con tôi bị dính thắng lưỡi. Xin bác sĩ tư vấn cách nhận biết và điều trị bệnh này?

Hoàng Hà (Quảng Ninh)

Thắng lưỡi lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi. Nếu thắng lưỡi ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi thì gọi là dính thắng lưỡi. Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ, là nguyên nhân làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát âm sau này của trẻ.

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ

Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ

Ngay sau khi sinh hay khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, trẻ có thể được phát hiện bị dính thắng lưỡi. Tuy nhiên, nhiều khi sau sinh, trẻ không được kiểm tra dị tật này mà phải sau một thời gian, trẻ có các biểu hiện rõ ràng thì phụ huynh mới đưa trẻ đi khám. Vì vậy, tại nhà, nếu cha mẹ quan tâm cũng có thể phát hiện con bị dính thắng lưỡi bằng cách quan sát: cử động lưỡi sang hai bên bị hạn chế hoặc đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái vì thắng lưỡi ngắn; khi trẻ thè lưỡi, đầu lưỡi không nhọn mà có vẻ phẳng hay vuông; u lưỡi của trẻ có thể có hình trái tim do cử động ra phía trước và phía sau của lưỡi bị giới hạn; khi trẻ bú, mẹ có thể nghe thấy có tiếng kêu và trẻ thường bú rất lâu...

Nguyên nhân gây dị tật này có thể do thắng lưỡi ngắn nhưng cũng có thể do di truyền. Việc điều trị dị tật này chủ yếu là phẫu thuật nhưng còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của từng trẻ có ảnh hưởng nhiều đến việc phát âm và bú hay không. Có những trường hợp dính thắng lưỡi ít, dây thắng lưỡi mỏng thì không cần phẫu thuật. Chị nên đưa cháu đến chuyên khoa răng hàm mặt để được bác sĩ thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật