Những ảnh hưởng của mạng xã hội tới bệnh tâm thần!

Năm 1971, bức thư điện tử (email) đầu tiên đã được giao dịch thành công. Hơn 40 năm sau đó, truyền thông xã hội kiểu như facebook và twitter đã mang đến thế giới một cơn bão. Những hoạt động này tưởng như vô hại, tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu quả quyết rằng truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm thần và hạnh phúc của chúng ta.

Truyền thông xã hội là gì?

Xét về bản chất, phương tiện truyền thông xã hội là chuyên trách xác định một chuỗi các trang mạng trực tuyến có thể khiến cho mọi người từ khắp nơi trên thế giới cùng tương tác với nhau. Điều này có thể được thực hiện thông qua thảo luận, cập nhật ảnh, video và âm thanh. Facebook (FB) hiện là trang mạng xã hội hàng đầu với hơn 1,2 tỷ người sử dụng trên khắp toàn cầu trong mỗi tháng.

Đứng sau FB mới là MySpace, Twitter, LinkedIn và Bebo. Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy, có khoảng 42% người trưởng thành sử dụng đa hạng mục các trang mạng xã hội trực tuyến. Có lẽ không phải ngạc nhiên khi biết rằng phần đông người sử dụng truyền thông xã hội dưới 30 tuổi, mặc dù số lượng người cao tuổi đang sử dụng có chiều hướng gia tăng.

Hiện nay, khoảng 45% người dùng internet trong độ tuổi 65 hoặc cao hơn đang dùng FB, tăng 35% kể từ năm 2012. Tính trung bình, người Mỹ sử dụng 7,6 giờ/tháng để sử dụng truyền thông xã hội, với phần lớn các cá nhân truy cập mạng xã hội thông qua điện thoại di động. Công nghệ internet đã bành trướng trong vòng 25 năm qua. Một trong những thứ hấp dẫn chính cho việc kết nối internet là khả năng kết nối nhanh nhất với thế giới xung quanh. Internet cho phép chúng ta gửi email như là một cách thay thế chóng vánh cho hình thức gửi những lá thư thông qua cơ quan bưu chính.

Chứng nghiện mạng xã hội

Các thống kê gần đây cho thấy, 63% người dùng FB ở Mỹ đã đăng nhập vào trang mạng này mỗi ngày, trong khi đó 40% người dùng FB đăng nhập nhiều lần trong ngày. Chúng ta có đủ lý do để sử dụng mạng xã hội. Một số người thích duyệt trạng thái và hình ảnh của người khác, trong khi số khác sử dụng các trang mạng xã hội như là một cách để bày tỏ cảm xúc. Nhưng theo TS. Shannon M. Rauch đến từ Trường ĐH Benedictine (Mesa, Arizona, Mỹ), thì một trong những lý do chính mà chúng ta dùng mạng xã hội là tự khuây khỏa và giảm sự nhàm chán.

Bà Shannon M. Rauch nói: “Vì lẽ đó mà truyền thông xã hội liên tục tăng cường mỗi khi có người đăng nhập sử dụng”. Hành vi này có thể dẫn đến chứng nghiện FB. Thật vậy, những hành vi đăng nhập trở nên phổ biến đến nỗi các nhà nghiên cứu đã tạo ra một cái thang tâm lý nhằm đo lường quy mô nghiện FB, nó gọi là Thang nghiện Facebook Berge (BFAS). Chiếc thang tâm lý này được phát triển bởi TS Cecile Andraessen và các đồng nghiệp tại Đại học Bergen (Na Uy), sử dụng 6 tiêu chí để đo lường chứng nghiện FB.

Từ những cuộc nghiên cứu này cho thấy rằng, nhiều người dùng FB như là một cách để thu hút sự chú ý của người khác về mình đồng thời làm thúc đẩy lòng tự trọng của họ. Nhưng hành vi này liệu có tác động đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc không?

Những tác động tiêu cực của hành vi xã hội

Vào năm 2012, Tổ chức Anxiety UK (Anh) đã nghiên cứu về cách sử dụng truyền thông xã hội và tác động của nó đến cảm xúc. Nghiên cứu đã cho kết quả: 53% người tham gia nói rằng các mạng truyền thông xã hội đã làm thay đổi hành vi của họ, trong khi 51% số người khác nói rằng hành vi của họ đã đi theo hướng tiêu cực. Những người này cho rằng cuộc sống của họ đã diễn tiến tồi tệ hơn khi dùng truyền thông xã hội và họ ít tin tưởng khi so sánh các thành tựu của mình với bạn bè.

TS. Rauch cho biết: “Vấn đề này chắc chắn đã gây sự chú ý gần đây. Chúng ta biết rằng nhiều người sử dụng các trang mạng xã hội nhằm lý tưởng hóa cuộc sống của họ, dẫn đến những so sánh về một xã hội phong lưu và điều này sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực”.

Xa hơn nữa, cuộc nghiên cứu đã cho thấy rằng 2/3 trong số người tham gia nói rằng họ gặp khó khăn trong việc thư giãn và ngủ nghỉ sau khi ngừng sử dụng mạng xã hội, trong khi 55% số người khác nói rằng họ cảm thấy “lo lắng hoặc không thoải mái” khi không thể đăng nhập vào các tài khoản mạng xã hội của mình. Trong một nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi TS.

Rauch và các đồng nghiệp, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, tương tác xã hội trên các trang mạng truyền thông xã hội, cụ thể là FB có thể tạo ra một tác động tiêu cực đến những người có mức độ lo âu cao. Cảnh báo khác liên quan đến truyền thông xã hội và người dùng bị bắt nạt trên mạng. Như chúng ta đã biết, phần lớn người dùng mạng xã hội đều dưới 30 tuổi. Theo Enough is Enough (EIE) - một tổ chức nhắm mục tiêu biến internet thành một nơi an toàn cho người sử dụng, nhất là cho trẻ em và các gia đình thì 95% thanh thiếu niên sử dụng truyền thông xã hội đều tận mắt chứng kiến các hành vi bắt nạt trên các trang mạng xã hội và 33% là nạn nhân của bắt nạt mạng.

Liệu FB có thể cải thiện sức khỏe tâm thần và hạnh phúc?

Mặc dù nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các tác động tiêu cực của truyền thông xã hội đến sức khỏe tâm thần và hạnh phúc nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng họ có thể tạo ra một tác động trái ngược. Theo đó, các trang mạng xã hội có thể là một công cụ hữu ích nhằm xác định những cá nhân có vấn đề về tâm thần. Năm 2013, cũng tờ MNT đã báo cáo về một nghiên cứu từ các nhà nghiên cứu ở Đại học Missouri, tuyên bố rằng hoạt động FB có thể là một chỉ báo về sức khỏe tâm lý của một con người.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ít chia sẻ ảnh trên các trang mạng cũng là người ít giao tiếp, dĩ nhiên họ cũng ít bạn bè FB hơn và họ có nguy cơ mắc phải căn bệnh Anhedonia xã hội - một dạng không có khả năng hưởng hạnh phúc từ các hoạt động thú vui bình thường, chẳng hạn như phiếm gẫu với bạn bè. Một nghiên cứu khác từ Đại học California San Diego (UCSD) cho thấy rằng, bằng cách sử dụng truyền thông xã hội có thể lây lan niềm hạnh phúc.

Nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi ông James Fowler của trường y khoa tại UCSD khám phá rằng, trạng thái hạnh phúc sẽ khuyến khích người khác đăng các trạng thái hạnh phúc cho chính họ. Ông James Fowler cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng người ta không chỉ chọn bạn bè giống như mình để giao tiếp mà còn thật sự muốn truyền đạt cảm xúc của chính họ cho những người khác. Chúng tôi có bằng chứng cho thấy rằng, việc biểu lộ cảm xúc có thể lây lan trực tuyến và những biểu hiện tích cực lan truyền nhiều hơn tiêu cực.

Thực vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng sự lan truyền niềm hạnh phúc mạnh đến mức mà ta không nghĩ tới được và nó có thể kích hoạt một “đại dịch hạnh phúc”. Nếu sự thay đổi cảm xúc của một người lây lan và là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhiều người thì khi đó chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của việc cải thiện tâm thần và sức khỏe vật chất”. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật