Những tác dụng tuyệt vời của hoa cẩm chướng mà bạn nên biết

Không chỉ là một loại hoa đẹp dùng để trang trí nhà cửa, cẩm chướng còn có thể phối hợp với một số dược liệu để trị bệnh.

Hoa cẩm chướng còn có tên gọi là hoa cẩm nhung, thuộc chi Cẩm chướng (Dianthus) trong họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae), có nguồn gốc từ bờ Bắc Địa Trung Hải và Nam châu Âu. Các loài Cẩm chướng chủ yếu là cây thân thảo sống lâu năm, một số ít là một năm hay hai năm, và một số là các cây bụi thấp với thân dạng gỗ. Lá đơn, mọc đối, màu lục-xám hay lục-lam. Hoa có 5 cánh hoa, thường với mép nhăn, và gần như ở mọi loài thì có màu từ hồng nhạt tới sẫm.

Đông y cho rằng, cẩm chướng có vị đắng, tính hàn, tác dụng lợi tiểu, thông lâm, hoạt huyết thông kinh chữa đái buốt, đái dắt, đái ra máu, đái ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh phù thũng trừ giun, lá dùng chữa tắc ruột Không dùng cho phụ nữ có thai vì cẩm chướng có tác dụng gây sẩy thai

Sau đây là những phương thuốc chữa bệnh dùng từ cây hoa cẩm chướng:

Chữa sỏi thận

Cẩm chướng 10g kim tiền thảo 8g, xơ mướp 5g râu ngô 8g, thuốc sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 60ml, cần uống trong 7 ngày liền là một liệu trình. Nghỉ giữa các liệu trình là 3 ngày. Phải uống 3 liệu trình.

Chữa đái ra máu

Cẩm chướng 10g rau má 18g, rễ cỏ tranh 8g, rễ cỏ xước 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia ra nhiều lần uống. Cần uống liên tiếp 3 ngày.

Chữa bế kinh

Cẩm chướng 15g, ngải cứu 10g ích mẫu 8g củ nghệ 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần uống 50ml, cần uống 5 ngày liền, trước kỳ kinh 10 ngày.

Chữa tiểu tiện bí

Cẩm chướng 10g, hành (cả rễ, củ, lá) 5 củ, mướp non 20g. Tất cả cho vào đun kỹ lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật