Quy trình tiêm phòng đảm bảo an toàn cho trẻ như thế nào?
TS.BS. Nguyễn Văn Cường, phó chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết: Quy trình chuẩn của công tác tiêm chủng an toàn là vắc-xin dùng để tiêm chủng phải đảm bảo chất lượng, được cán bộ y tế có kỹ năng thực hành tiêm chủng đúng bao gồm: tiêm chủng đúng đối tượng, đúng đường tiêm, đúng vị trí, đối tượng tiêm chủng được theo dõi tốt sau tiêm chủng...
Đối với những trẻ có phản ứng với lần tiêm trước, theo PGS.TS Phạm Nhật An, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trước hết cần phải xem phản ứng đó ở mức độ nào. Nếu đó chỉ là những phản ứng phụ không gây nguy hiểm gì cho trẻ thì vẫn có thể tiêm phòng theo lịch - tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ hơn.
Nếu lần tiêm trước, phản ứng tiêm chủng là tai biến thì cần tư vấn bác sĩ trước khi tiêm lần sau. Nếu phản ứng trước đây là các dị ứng phản vệ thì tuyệt đối không được tiêm những lần sau.Hầu hết các vắc-xin đều có tính bền vững với nhiệt độ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp. Tuy nhiên,vắc-xin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cũng như giảm các phản ứng tại chỗ tiêm có thể xảy ra.
Việc bảo quản vận chuyển vắc-xin ở nhiệt độ không thích hợp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới chất lượng của vắc-xin.
Có thể sử dụng phích lạnh để vận chuyển vắc-xin từ huyện xuống xã. Tuy nhiên chỉ triển khai tiêm chủng tại trạm y tế xã, không chuyển vắc-xin xuống thôn, bản. Thường thì vắc-xin được giữ trong ngày, nếu để lâu thì sẽ thay phích lạnh đó phải luôn để nhiệt độ giữ ở mức phù hợp.
PGS. TS Đỗ Sỹ Hiển, nguyên chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết thêm: Theo quy định Thông tư 23 của Bộ Y tế năm 2008 thì chương trình tiêm chủng phải được triển khai ở điểm tiêm cố định, trạm y tế xã phường, trung tâm y tế quận, huyện… có đủ điều kiện cơ sở vật chất, năng lực đào tạo, các phương tiện khác…
Tiêm chủng ngoài trạm y tế chỉ áp dụng trong những chiến dịch tiêm chủng lớn, hoặc ở vùng thực sự khó khăn thì phải có một đội tiêm chủng, có đầy đủ nhân lực để triển khai.
Đặc biệt, không cho phép mang vắc-xin tiêm chủng đến tận nhà vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng vắc-xin. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên đưa con đến tiêm chủng tại trung tâm chứ không nên tiêm tại nhà.
- Dịch bệnh không chừa một ai, điểm khác giữa mắc Covid-19 và... (Chủ nhật, 20:19:00 16/05/2021)
- 6 cơn đau thường gặp báo hiệu cơ thể đang gặp nguy hiểm, bị... (Thứ bảy, 12:57:09 08/05/2021)
- 7 dấu hiệu ở bàn chân cảnh báo cơ thể đang gặp nguy, cần... (Thứ sáu, 16:40:02 07/05/2021)
- 5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua (Thứ Ba, 15:28:04 04/05/2021)
- Cơ thể có 5 dấu hiệu này chứng tỏ bạn đang thiếu vitamin C,... (Thứ bảy, 10:43:08 01/05/2021)
- Chân sưng phù: Đừng xem thường bởi đó là dấu hiệu của 7... (Thứ bảy, 21:06:04 24/04/2021)
- 2 món không ăn buổi sáng, 2 thứ không đụng buổi tối, 3 điều... (Thứ Ba, 08:40:06 20/04/2021)
- Buổi sáng ngủ dậy thấy 4 việc này chứng tỏ bệnh gan bạn... (Chủ nhật, 08:30:02 18/04/2021)
- Tê tay tưởng chuyện thường nhưng cẩn thận, đó là dấu hiệu... (Thứ năm, 13:21:05 15/04/2021)
- Đừng coi thường dấu hiệu cứng ngón tay, rất có thể đó là... (Thứ bảy, 08:32:08 10/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023