ThS Đinh Văn Tài: Trẻ bị thông liên nhĩ bẩm sinh có thể tự khỏi

Thông liên nhĩ (TLN) là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải.

Câu hỏi: Thưa Bác sĩ! Cháu trai tôi lúc được 6 ngày tuổi bị chẩn đoán tim bẩm sinh khi sieu âm lần đầu (còn ống động mạch đk 4,4mm, shunt T - P, PG=25mmhg, TLN lỗ thứ hai đk 4,9 mm, shunt T - P Bác sĩ hẹn 2 tháng sau siêu âm lại thì kết quả là ống động mạch đã đóng còn thông liên nhĩ lỗ thứ nhất ĐK 4,4mm shunt T - P. Xin hỏi Bác sĩ trường hợp của cháu thì phương pháp điều trị như thế nào là tốt nhất? Cháu được 2 tháng nặng 5,5kg. Mong câu trả lời của Bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn.

Thông liên nhĩ (TLN) là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải.

Thông liên nhĩ (TLN) là một dạng bệnh tim bẩm sinh làm cho máu chảy giữa hai buồng tim được gọi là nhĩ trái và nhĩ phải.

Trả lời:

ThS. Đinh Văn Tài - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:

Thông liên nhĩ (TLN) chiếm khoảng từ 5% đến 10% các trường hợp tim bẩm sinh. Có bốn dạng TLN thông thường: TLN kiểu lỗ thứ hai, TLN kiểu lỗ thứ nhất, TLN kiểu xoang tĩnh mạch và TLN thể xoang vành. Vấn đề được nhiều người quan tâm là điều trị ra sao để hạn chế các hậu quả, biến chứng gây ảnh hưởng tới sức khỏe Về điều trị, gồm các phương pháp: điều trị nội khoa, ngoại khoa (phẫu thuật) và thông tim can thiệp (bít lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da)

- Điều trị nội khoa: được áp dụng cho các bệnh nhân chưa có chỉ định mổ hoặc quá giai đoạn chỉ định mổ. Nếu chưa có chỉ định mổ thì bệnh nhân cần được theo dõi định kỳ, không cần điều trị bằng thuốc Bệnh nhân cần đi khám kiểm tra 6 - 12 tháng/lần.

- Điều trị ngoại khoa: mổ vá lỗ TLN dưới trợ giúp của máy tim phổi nhân tạo. Đối với tất cả các trường hợp TLN không phải lỗ thứ phát đều có chỉ định mổ (TLN lỗ thứ 1, lỗ xoang vành,…).

- Can thiệp bít lỗ thông liên nhĩ: khi thông tim phải, người ta bít lỗ TLN bằng 1 thiết bị đặc biệt (giống chiếc ô nhỏ). Thông thường, tất cả các bệnh nhân sau bít TLN được dùng Aspirin 6 tháng và phòng viêm nội tâm mạc trong vòng 1 năm.

Điều đáng quan tâm là ở một số trường hợp, TLN có thể tự đóng, do vậy không nên can thiệp ở trẻ dưới 1 tuổi nếu trẻ không suy tim không tăng áp động mạch phổi nhiều. Nếu lỗ TLN đóng sớm thì thường trẻ nhỏ sẽ khỏi hẳn. Chỉ cần theo dõi và khám định kỳ trong khoảng 3 năm. Trong trường hợp lỗ thông không đóng, theo khuyến cáo của các chuyên gia thì lý tưởng nhất nên mổ khi trẻ đủ lớn, lúc 3 - 4 tuổi, nhưng không nên để quá muộn vì lỗ thông có thể ảnh hưởng tới các cấu trúc, chức năng của tim. Do vậy, trường hợp cháu nhà bạn thì cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bé và tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn, chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, đồng thời đưa bé đi khám theo hẹn để theo dõi tiến triển của lỗ thông liên nhĩ.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật