Trẻ em có thể bị bệnh đục thủy tinh thể được không?

Con tôi 5 tuổi, từ nhỏ tôi đã thấy khả năng nhìn của cháu rất kém nhưng mới đây đi khám bác sĩ nói cháu bị đục thủy tinh thể. Tôi rất lo lắng vì nghĩ rằng bệnh này chỉ có người cao tuổi. Xin quý báo tư vấn giúp, nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở trẻ em và các phương pháp điều trị.

Hoàng Thị Mai (Yên Bái)

Cho đến nay, nhiều người vẫn quan niệm đục thủy tinh thể là bệnh chỉ gặp ở người già Chính vì vậy trường hợp đục thủy tinh thể ở trẻ sơ sinh và các em nhỏ dễ bị bỏ qua hay chỉ được phát hiện một cách tình cờ. Điều này đã dẫn đến việc trẻ bị suy giảm về thị lực, thậm chí có thể bị mù...

Đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc tiến triển trong những năm đầu của cuộc đời. Nguyên nhân chính dẫn đến đục thủy tinh thể ở trẻ nhỏ là do di truyền (chiếm từ 10-25%); hoặc do nhiễm khuẩn trong thời kỳ thai nghén hoặc các bệnh lý về mắt như viêm màng bồ đào bong võng mạc u nội nhãn… Ngoài ra, đục thủy tinh thể còn có một nguyên nhân khác là do chấn thương. Vết thương gây nên đục thủy tinh thể ở mắt trẻ em có thể xuất hiện ngay lúc bị chấn thương hoặc tiến triển sau vài tuần hoặc nhiều tháng.

Đục thể thủy tinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (dưới 8 tuổi) gây cản trở lớn cho sự phát triển chức năng thị giác và thường dẫn đến nhược thị Để điều trị bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ đều phải tiến hành phẫu thuật.

Để phát hiện sớm bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ, cha mẹ cần chủ động kiểm tra bằng cách chiếu đèn để quan sát đồng tử. Nếu thấy đồng tử có ánh trắng thì bắt buộc phải đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt. Ngoài ra cũng cần theo dõi phản xạ nhìn của bé, nếu đến 2 - 3 tháng tuổi mà bé vẫn chưa biết nhìn theo tay mẹ khi di chuyển đồ vật cũng là dấu hiệu của bất thường, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa ngay.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật