"6 không" khi uống trà ngày Tết để tránh gây hại sức khỏe

Không uống trà quá nóng

Uống ngay ly trà còn nóng bỏng tay có thể gây tổn thương cho khoang miệng, gây đau rát khó chịu. Thậm chí trà quá nóng còn có thể làm ảnh hưởng đến thực quản, dạ dày. Bạn nên đợi cho trà nguội bớt (nhiệt độ dưới 60 độ C) rồi mới thưởng thức. Như vậy vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa không làm mất đi vị ngon của trà.

Không uống trà quá đậm đặc

Trà chứa nhiều hoạt chất như theophylline, caffein và những chất có thể gây khó chịu cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Uống nước trà quá đậm đặc có thể gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể. Ngoài ra, uống trà đặc vào buổi tối còn khiến bạn mất ngủ.

Không uống trà khi đói

Uống trà khi đói gây ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ngoài ra, uống trà khi đói bụng sẽ làm miệng bị khô, gây cồn cào dạ dày.

Không uống trà ngay sau khi ăn

Nhiều người có thói quen uống trà sau bữa ăn để khử mùi tanh của thực phẩm, làm sạch miệng. Tuy nhiên, đây là thói quen mà chúng ta nên bỏ ngay. Bởi uống trà sau bữa ăn sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ sắt và protein của cơ thể. Thời điểm thích hợp để uống trà là từ 30 phút đến 1 giờ trước và sau khi ăn.

Không dùng nước trà để uống thuốc

Sử dụng nước trà để uống thuốc là một thói quen rất nguy hiểm. Trà có chứa nhiều hoạt chất trong đó có tannin. Khi các chất này gặp dược chất có trong thuốc sẽ tạo ra phản ứng hóa học làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị, khiến cơ thể khó hấp thu.

6-khong-khi-uong-tra-ngay-tet-02

Không uống trà để qua đêm

Dù là loại trà thượng hạng, ngon đến đâu bạn cũng không nên uống nếu nước trà đã được để qua một đêm. Trà đã pha và để qua đêm sẽ tiếp xúc lâu với không khí, làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng. Không những thế, trà còn dễ bị biến chất, có thể hình thành một số vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Do đó, bạn nên tránh sử dụng loại nước trà đã để qua đêm.

 

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật