Biện pháp thúc đẩy trẻ yêu thích các môn thể thao ngoài trời

Các thiết bị công nghệ hiện đại như điện thoại, ti vi, máy tính, máy tính bảng… đang khiến trẻ em trở nên lười vận động hơn.

Điều này rất không có lợi cho sự phát triển của trẻ bởi nó tăng nguy cơ béo phì hệ cơ xương không được rèn luyện, kém dẻo dai và sức chịu đựng không cao… đặc biệt là hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ sau này.

Tạo nền tảng thể lực

Điều quan trọng đầu tiên để trẻ có thể tham gia vận động là phải có nền tảng thể lực Cha mẹ nên quan tâm tìm hiểu ngay từ đầu chế độ ăn uống phù hợp với từng độ tuổi, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa chính và bữa phụ, đặc biệt là vào giai đoạn trẻ tăng trưởng nhanh về chiều cao cân nặng.

Vậy khi nào nên bắt đầu cho trẻ chơi thể thao? Khi trẻ hoàn thiện những khả năng hoạt động thể chất vật lý thì đã có thể bắt đầu chơi thể thao được rồi. Tất nhiên lúc này sẽ chọn những động tác hết sức đơn giản để trẻ làm quen dần.

Hoạt động ngoài trời rất tốt cho sự phát triển của trẻ (Ảnh: Internet)

Hoạt động ngoài trời rất tốt cho sự phát triển của trẻ (Ảnh: Internet)

Ví dụ: trẻ đi học mẫu giáo có thể thực hiện 2 động tác 'ném' và 'chạy' riêng biệt nhưng chưa thuần thục khi phải kết hợp 2 động tác này với nhau vì kỹ năng vận động và tư duy vận động của chúng chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, trẻ ở độ tuổi này nên có những trò chơi ít đòi hỏi sự cạnh tranh, chỉ đơn thuần 'tới lượt thì chơi' và đề cao sự vui vẻ, hấp dẫn để kích thích trẻ vận động.

Cha mẹ là những người hướng dẫn đầu tiên

Ngay từ bé, cha mẹ hãy cho trẻ làm quen với những động tác vận động giản như nhún nhảy, tập những bài thể dục riêng cho trẻ em ném bóng vào rổ, bắt bóng hoặc chạy bộ… Có thời gian thì cha mẹ nên tập cùng trẻ, coi đó là một trò chơi trong gia đình đồng thời cũng tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng và thể lực. Thêm vào đó, bố mẹ cũng có được một khoảng thời gian thật hữu ích và thú vị cùng con.

Cha mẹ sẽ tùy theo sở thích, tình trạng sức khỏe của con trẻ để lựa chọn cho con hình thức vận phù hợp: nhẹ nhàng hay năng động, linh hoạt hay sức mạnh… Nếu trẻ tỏ ra không thích thể thao hoặc hơi nhút nhát, ngại người lạ, cha mẹ có thể cho trẻ làm quen trước với những trò chơi vận dụng trí não, môn nghệ thuật để xem xét hướng phát triển, và cũng để trẻ làm quen với môi trường mới.

Khi vận động, đạc biệt là với những trò vận động mạnh, cha mẹ cũng nên có phương án giảm nhẹ chấn thương bằng các dụng cụ bảo vệ như giày thể thao, băng bảo vệ các khớp, mũ bảo hiểm… đừng lo lắng quá về các vết trầy xước rồi cấm đoán trẻ ở nhà.

Khuyến khích trẻ tham gia vận động cùng tập thể

Có bạn chơi cùng trẻ sẽ hào hứng không (Ảnh: Internet)

Có bạn chơi cùng trẻ sẽ hào hứng không (Ảnh: Internet)

Các môn thể thao đều đòi hỏi phải có đồng đội, đối thủ. Cha mẹ hãy đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học thể thao, khuyến khích trẻ năng nổ trong các hoạt động của trường, lớp, giữa các nhóm bạn, hay đơn giản là để trẻ 'tập hợp' cùng các bạn hàng xóm. 

Chính từ việc là thành viên của một tập thể, trẻ sẽ được học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, giúp trẻ tự tin, nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử trong những tình huống khác nhau.

Tạo hứng khởi

Muốn trẻ làm bất cứ điều gì cũng cần phải có sự hứng khởi. Vì thế, một động lực cho trẻ tham gia các trò chơi vận động và những lời khen của bố mẹ. Dù trẻ chưa chơi thành thục trò chơi thì cũng nên nói rằng trẻ đã làm rất tốt. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên để trẻ thấy được tác dụng khi chơi như 'Dạo này con hay đi đá bóng nên mẹ thấy con khỏe hẳn ra/cao lớn hơn'. Chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy thích thú và muốn được chơi nhiều hơn.

Với các môn thể thao trẻ tham gia, bố mẹ cũng nên đầu tư những vật dụng hữu ích cho trẻ như cây vợt, quả bóng, xe đạp... Đó cũng sẽ trở thành lý do trẻ chẳng bao giờ bỏ lỡ các hoạt động ngoài trời thú vị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật