Khi con bước vào trung học: Làm cha mẹ khó hơn những gì bạn nghĩ!

Giáo dục con cái ở giai đoạn trung học luôn khiến cha mẹ đau đầu, bởi đây là khoảng thời gian các em có thay đổi lớn về tính cách.

1. Cho trẻ thấy cha mẹ đã bỏ ra nhiều công sức để nuôi dạy con

Mục đích của việc làm này là để giáo dục con về lòng biết ơn. Nhiều em nhỏ nghĩ rằng việc cha mẹ yêu thương con cái là chuyện đương nhiên, giống như ‘nước mắt luôn chảy xuôi’, dẫn đến việc các em không biết trân trọng những việc cha mẹ làm cho mình.

Vì vậy, đừng ngại nói với con về những vất vả, khó khăn mà mình phải vượt qua để nuôi dạy con đến ngày hôm nay. Đó không phải là kể công, mà là việc làm cần thiết để giúp trẻ nhận thức đầy đủ và thái độ sống đúng đắn với những người đã yêu thương, giúp đỡ mình.

Hiểu được phần nào nỗi lòng của các đấng sinh thành, các em sẽ tự giác hơn trong học tập để không phụ lòng cha mẹ, đồng thời dần dần cũng tự biết cân nhắc hơn trong vấn đề chi tiêu cá nhân.

Đừng ngại nói với con về những vất vả mà mình phải vượt qua để nuôi dạy con đến hôm nay (Ảnh minh họa: Internet)

Đừng ngại nói với con về những vất vả mà mình phải vượt qua để nuôi dạy con đến hôm nay (Ảnh minh họa: Internet)

2. Khuyến khích con làm thêm

Ở Mỹ và một số quốc gia phát triển khác, việc trẻ đến tuổi 14 - 15 đi làm thêm là chuyện rất bình thường và còn được cha mẹ ủng hộ. Đương nhiên, các em chỉ nên làm thêm những công việc hợp pháp phù hợp với độ tuổi sức khỏe và không ảnh hưởng đến quá trình học tập của mình. Ngược lại, ở các nước phương Đông, cha mẹ thường có thói quen bao bọc con hơn các ông bố, bà mẹ phương Tây. Điều này là một trong những nguyên do khiến thanh thiếu niên phương Đông trở nên thụ động hơn khi ra đời lập nghiệp.

Các bậc phụ huynh nên để con có cơ hội trải nghiệm cảm giác kiếm ra tiền bằng sức lao động của mình, một mặt rèn cho con tính tự lập, mặt khác cũng là cách dạy con biết trân trọng đồng tiền. Tuy nhiên, làm thêm cũng có thể là con dao hai lưỡi nếu các em ham cái lợi trước mắt mà bỏ qua việc học hành. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần thường xuyên hỏi han, trao đổi với con về các vấn đề phát sinh trong quá trình học tập, làm việc, nhất là những em phải đi học xa gia đình

3. Đề cao dân chủ, bình đẳng

Đến tuổi dậy thì trẻ thường bắt đầu có những thay đổi về tâm sinh lý Các em trở nên ương ngạnh, khó bảo hơn trước rất nhiều. Các nhà khoa học gọi đây là ‘tâm lý phản nghịch tuổi dậy thì’. Lúc này, quát mắng và cấm đoán không phải là biện pháp hữu hiệu mà cần nhất là lắng nghe và đề cao quyền dân chủ trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.

Ở giai đoạn này, trẻ mong muốn cha mẹ nhìn nhận mình như một người lớn, nếu không, các em sẽ thấy bị tổn thương lòng tự trọng, từ đó nảy sinh những hành động chống đối. Do đó, các bậc cha mẹ cần dành nhiều thời gian lắng nghe những vấn đề, ý kiến của con, bất kể là trò chuyện trực tiếp hay trao đổi qua điện thoại, email… Dù đúng hay sai, bạn hãy cứ ghi nhận những ý kiến đó trước rồi mới giúp con phân tích để tìm ra cách giải quyết cuối cùng. Bí quyết đối phó với ‘tâm lý phản nghịch tuổi dậy thì’ nằm gọn trong 4 chữ ‘dân chủ, bình đẳng’.

Cha mẹ nên gần gũi, tâm sự để nắm bắt tâm lý của con (Ảnh minh họa: Internet)

Cha mẹ nên gần gũi, tâm sự để nắm bắt tâm lý của con (Ảnh minh họa: Internet)

4. Giúp con tìm ra điểm mạnh của mình

Người trẻ thường băn khoăn khi đứng trước những quyết định về nghề nghiệp trong cuộc đời. Đó là bởi họ chưa thực sự xác định được thế mạnh, đam mê của bản thân. Các bậc cha mẹ ngày nay có nhiều cách thức để tiếp cận với các biện pháp giáo dục con cái, ví dụ như sách báo, các diễn đàn trên internet, các lớp học bồi dưỡng giáo dục trẻ em

Hãy quan sát thói quen, sở thích của trẻ, sau đó kết hợp với những kiến thức đã đọc để giúp con tìm ra, cũng như phát triển thế mạnh của mình, bởi những người sớm nhận thức rõ ràng về sở trường của bản thân sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong cuộc sống

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật