Những việc làm nhỏ nhưng giúp bạn thành cha mẹ tuyệt vời

Thật không đơn giản để trờ thành cha mẹ hoàn hảo. Điều quan trọng là các con phải luôn được hạnh phúc, ăn uống đầy đủ, yêu thương và đảm bảo an toàn.

Làm cha mẹ là một việc không hề dễ dàng. Ai cũng muốn trở thành cha mẹ tuyệt vời, nhưng không ai dạy bạn làm thế nào cả mà chính bản thân bạn phải tự tìm ra cách.

Cùng điểm qua 50 bí quyết để trở thành cha mẹ hoàn hảo nhé!

1. Đừng cố gắng làm tất cả mọi thứ. Đôi lúc, trẻ có thể tự giải quyết những vấn đề của bản thân. Qua đó con của bạn sẽ tự rèn luyện được tính độc lập cao.

2. Quan tâm đến sở thích của con để có thể giúp trẻ phát huy những sở thích.

3. Chia sẻ càng nhiều những kinh nghiệm khác nhau mà bạn có được với trẻ. Từ thể thao, đọc sách đến cách ăn mặc, những tích lũy này có thể giúp trẻ phát huy năng khiếu tương lai.

4. Hãy để trẻ quyết định thực đơn cho một bữa ăn tối trong tuần.

5. Hãy nhớ rằng kỷ luật và hình phạt là hai phạm trù khác nhau.

6. Đọc sách cùng con ít nhất 15 phút mỗi ngày. Đây là cách tuyệt vời nhất để hòa hợp với trẻ.

7. Tạo khoảng thời gian sinh hoạt chung, điều này giúp trẻ liên kết với các thành viên trong gia đình

Dù bận rộn đến mấy thì hãy dành thời gian chơi với con mỗi ngày

Dù bận rộn đến mấy thì hãy dành thời gian chơi với con mỗi ngày

8. Thừa nhận khi bạn mắc lỗi. Sau một ngày làm việc vất vả, đôi lúc bạn cáu kỉnh với con cái. Hãy chủ động xin lỗi để dạy cho trẻ sự công bằng và trung thực thay vì cảm thấy xấu hổ.

9. Cùng nhau thỏa hiệp về cách dạy trẻ dù đôi lúc vợ/chồng có những ý kiến riêng trong việc dạy con.

10. Đừng áp lực cho trẻ về chuyện học hành. Nếu con không có hứng thú với việc học nhạc thì đừng ép đi học vì điều này chỉ khiến trẻ căng thẳng và lo lắng.

11. Có những kỳ vọng cao đối với con cái, nhưng vẫn luôn phải thực tế.

12. Khen con bất cứ khi nào trẻ thành công để trẻ biết rằng cha mẹ luôn bên cạnh.

13. Hỏi trẻ năm câu hỏi mỗi ngày, như là 'Con có thích trường học không?', 'Con có thích bữa trưa không?'.

14. Dạy cho con tính trách nhiệm từ khi còn nhỏ. Từ việc để đồ chơi vào thùng đựng đồ chơi cho đến việc đặt vỏ hộp không vào ngăn tái chế. 

15. Con trẻ tuy không thể nhớ hết được từng bữa ăn cùng cha mẹ nhưng nếp ăn chung của cả nhà phải được duy trì liên tục.

16 yêu thương các con như nhau và luôn nhớ rằng mỗi trẻ có mỗi tính cách riêng.

17. Đừng mặc định suy nghĩ cho con vì rất khó cho trẻ vượt ra khỏi suy nghĩ đó sau này.

18. Hãy sống trong thế giới của con. Kể cho trẻ những câu chuyện hài và khuyến khích trẻ sáng tạo lại bằng những câu chuyện riêng để kể cho bạn.

19. Hãy lắng nghe con.

20. Tặng cho con những món đồ chơi sáng tạo như các trò chơi xếp hình. Những món này sẽ khuyến khích óc tưởng tượng của trẻ.

21. Làm cha mẹ là một chặng đường đầy khó khăn, hãy để cho bản thân tận hưởng những phút giây tuyệt vời.

22. Đừng so sánh con với những đứa trẻ khác. Mỗi trẻ có mỗi tính cách riêng, việc so sánh con thường làm trẻ tổn thương.

23. Động viên trẻ nghĩ về tương lai không ảnh hưởng tới những quyết định của chúng.

Cả nhà cùng tham gia các hoạt động để tăng thêm sự gắn kết

Cả nhà cùng tham gia các hoạt động để tăng thêm sự gắn kết

24. Đặt tivi ở phòng khách để tạo không gian sinh hoạt cùng gia đình.

25. Để kem chống nắng cạnh kem đánh răng của trẻ, và luôn đặt như vậy mỗi buổi sáng.

26. Dẫn trẻ đến nhiều nơi như viện bảo tàng bể bơi thư viện và công viên để phát triển sở thích.

27. Tặng con những món quà động viên tinh thần

28. Trang trí nhà cửa bằng các món quà mà trẻ làm tặng bạn để cho con thấy rằng bạn rất tự hào về chúng.

29. Giới thiệu con với những người bạn thân của bạn.

30. Cho trẻ quyền tự quyết định.

31. Dành một phần trong ngôi nhà để tạo không gian riêng cho con.

32. Yêu chính bản thân trẻ.

33. Nói với con rằng bạn thích chơi đùa cùng bé và rằng niềm vui của con cũng chính là niềm vui của bạn.

34. Trò chuyện cùng con như một người bạn.

35. Tạo hứng thú nấu ăn bằng cách cho trẻ phụ bếp cùng bạn.

36. Ôm con mỗi ngày.

37. Ngắt điện thoại khi bạn đang chơi đùa hay đọc sách với trẻ.

38. Hãy nhớ rằng khi con lớn hơn, trẻ sẽ biết cách đi vệ sinh bằng bô nên cũng đừng lo lắng quá nhiều.

39. Không bắt ép con ôm hay hôn cả gia đình hoặc những người bạn của bạn nếu trẻ cảm thấy không thoải mái hoặc không muốn.

40. Viết nhật ký tất cả những câu nói ngây thơ đáng yêu của con.

41. Dạy cho con tính ngay thẳng.

42. Cách đơn giản để tạo niềm vui cho bạn và trẻ là xem phim cùng con một buổi tối trong tuần.

43. Tin tưởng vào những cảm nhận của bạn về trẻ – bạn là người hiểu rõ con hơn bất kì ai khác.

44. Tham gia những buổi họp phụ huynh và cùng trẻ làm bài tập về nhà là cách bạn thể hiện sự quan tâm việc học của con.

45. Dắt con đi dạo để trẻ có thể cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên.

46. Chấp nhận rằng cả bạn và trẻ đều có có thể mắc lỗi.

47. Đếm đến 10 trước khi bạn phản ứng lại sự nổi giận hay nỗi buồn của trẻ.

48. Mua một cuốn truyện cười và kể cho con một câu chuyện vui mỗi ngày.

49. Dành cho con cái thật nhiều tình cảm Cầm tay trẻ khi cùng nhau đi dạo và cùng đập tay high-five khi con có những tin vui.

50. Tôn trọng ý kiến của con.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật