Chữa trị bệnh trĩ lâu năm bằng cây mào gà dễ kiếm, dễ thực hiện!

Ngoài việc hỗ trợ chữa bệnh trĩ, cây mào gà còn có tác dụng với các bệnh chảy máu cam, viêm đường tiết niệu...

Ngoài việc hỗ trợ chữa bệnh trĩ cây mào gà còn có tác dụng với các bệnh chảy máu cam viêm đường tiết niệu

Cây hoa Mào gà đỏ là cây khá phổ biến và được nhiều người biết đến nhưng tác dụng của loài cây này thì không phải ai cũng biết. Sau đây là tác dụng chữa bệnh của cây hoa Mào gà đỏ.

Mào gà, thuộc họ Rau dền, cây thảo cao tới 60 - 90 cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan, có khi hình ngọn giáo nhọn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn. Quả hình trái xoan. Cụm hoa được dùng để làm thuốc

Mào gà đỏ có tên khoa học là Celosia cristata L. Dân gian gọi bằng nhiều tên như Kê quan hoa, Kê công hoa, Kê cốt tử hoa, Mồng gà, Lão lai thiểu…, là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30 – 90cm hoặc hơn.

Hoa mào gà

Hoa mào gà 

Theo Y học cổ truyền, hoa Mào gà đỏ vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như xích bạch lỵ (bệnh lỵ trực khuẩn hoặc amip), trĩ lậu hạ huyết (trĩ xuất huyết), thổ huyết (nôn ra máu), khạc huyết (ho ra máu), tỵ nục (chảy máu mũi), huyết lâm (đái buốt và ra máu), băng lậu (rong huyết rong kinh băng huyết), đới hạ (khí hư) di tinh đái dưỡng trấp… Cách dùng như sau:

Chảy máu cam, ho ra máu: Mào gà, thiến thảo, cỏ nhọ nồi (cỏ mực) đều 15 gr, sắc uống.

Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5 gr với nước trà.

Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15 gr, thài lài 30 gr, sắc nước uống.

Lỵ bạch đới: Mào gà, lát khét (rễ) mỗi vị 15 gr sắc nước.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật