Dự phòng điều trị đợt cấp ở người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo các chuyên gia y tế, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang có chiều hướng tăng lên và chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Đáng lưu ý, bệnh sẽ nặng hơn mỗi khi có đợt cấp.

Theo các chuyên gia y tế bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đang có chiều hướng tăng lên và chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Đáng lưu ý, bệnh sẽ nặng hơn mỗi khi có đợt cấp. Mỗi khi đợt cấp xuất hiện, chức năng hô hấp của bệnh nhân thường xấu đi nhanh, nguy cơ tử vong cao. Sau khi điều trị khỏi đợt cấp, người bệnh thường không thể trở lại trạng thái như trước được nữa.

Bệnh nhân có cảm giác mệt hơn khó thở nhiều hơn chất lượng cuộc sống giảm đi nhiều. Do những hậu quả nghiêm trọng như vậy, việc ngăn ngừa đợt cấp là một trong những mục tiêu hàng đầu trong điều trị COPD. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc giảm triệu chứng, đồng thời sử dụng thuốc ngừa cơn hằng ngày.

Tuy nhiên, khi có các dấu hiệu: sử dụng thuốc giảm triệu chứng quá 4 lần/ngày, triệu chứng bệnh không bớt mà ngày càng tăng hoặc nói không nổi, nói hụt hơi, sốt cao, tri giác lơ mơ lú lẫn cần cấp cứu ngay.

Do đó, bệnh nhân có thể ngăn ngừa đợt cấp hoặc làm bệnh tiến triển chậm lại bằng cách sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, không khói bụi; giữ cơ thể khỏe mạnh, uống ít nhất 8 ly nước/ngày (khoảng 2 lít nước), ăn đầy đủ, không kiêng cữ. T

ùy từng trường hợp, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thường bị cúm, đợt cấp tiêm ngừa. Khẩu phần ăn cần đầy đủ dinh dưỡng; nếu bệnh nặng nên chia thành nhiều bữa nhỏ. Các bác sĩ khuyến cáo, người lớn tuổi bị bệnh COPD nên dùng thức ăn dễ tiêu, ăn vừa phải; tập thể dục vừa sức, tránh bắt cơ thể hoạt động quá sức vì lá phổi không cho phép. Cần lưu ý, tập thể dục chủ yếu là tập thở, không nên tập lúc sáng sớm, trời còn lạnh, sương nhiều. Tuy bệnh COPD không thể chữa khỏi nhưng có thể làm bớt triệu chứng và làm chậm quá trình bệnh tiến triển.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật