gggggggg

Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội nghị tổng kết chiến lược phòng chống dịch cúm gia cấm độc lực cao,

   
Theo đánh giá của các chuyên gia tại hội nghị tổng kết chiến lược phòng chống dịch cúm gia cấm độc lực cao, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các tổ chức quốc tế tổ chức trong 2 ngày 13 và 14/8 tại Hà Nội Việt Nam đã thành công trong phòng chống cúm gia cầm

Ông Andrew Speedy, đại diện Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, cho rằng với nỗ lực của Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong thời gian gần đây đã giảm so với những năm trước, đặc biệt là gây ảnh hưởng đến người thấp.

Ông Hoàng Văn Năm, Cục phó Cục Thú y, cho biết, kể từ năm 2003 - năm đầu tiên xuất hiện dịch cúm gia cầm ở Việt Nam, hàng năm dịch vẫn tái phát nhưng những năm gần đây đã không lây lan rộng như trước. Mức độ thiệt hại trên gia cầm và người đã giảm.

Theo ông Năm, để đạt được những kết quả trên trong điều kiện phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ vốn là một nghề truyền thống lâu đời vàlà nguồn thu nhập quan trọng của người nông dân Việt Nam, trong 3 năm qua, Việt Nam đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp như tăng cường quản lý chăn nuôi thủy cầm, thực hiện tiêm phòng, kiểm soát ấp trứng và điều kiện chăn nuôi; thực hiện chính sách đền bù và hỗ trợ chuyển đổi chăn nuôi tập trung.

Tuy vậy, năm 2008 dịch cúm gia cầm vẫn còn xảy ra ở một số tỉnh của Việt Nam nhưng chủ yếu với quy mô nhỏ lẻ tại các đàn gia cầm không được tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đúng, không đủ số mũi theo quy định.

Tính từ đầu năm đến nay, có 74 ổ dịch xảy ra rải rác tại các đàn gia cầm ở 71 xã, phường, thị trấn của 49 huyện, thị xã thuộc 26 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là hơn 60.000 con. Đồng thời, cũng từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã có 5 trường hợp tử vong do dịch cúm gia cầm.

Tại hội nghị, ông Andrew Speedy cũng đề nghị xem xét kỹ các vấn đề như các cơ sở kinh doanh gia cầm tham gia chia sẻ kinh phí trong việc phòng chống dịch; thay đổi chiến lược một cách thận trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm từ gia cầm sang gia cầm và người; phát triển nguồn nhân lực để ứng phó với đại dịch cúm và các vấn đề khác như kinh phí và truyền thông.
Theo TTXVN
   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật