Ðột phá trong điều trị Alzheimer đem lại hi vọng cho người bệnh

Nhiều năm qua, nghiên cứu bệnh Alzheimer bị cản trở do thiếu mô hình thực nghiệm chính xác - não người.

Nhiều năm qua, nghiên cứu bệnh Alzheimer bị cản trở do thiếu mô hình thực nghiệm chính xác - não người. Để giải quyết vấn đề này, một nhóm các nhà khoa học ở Boston đã tìm ra cách nuôi cấy tế bào não người trong phòng thí nghiệm, hứa hẹn sẽ mở ra cánh cửa nghiên cứu mới cho các bệnh lý thần kinh. Rudolph Tanzi cùng đội ngũ Bệnh viện đa khoa Massachusettes nuôi cấy tế bào gốc phôi thai phát triển thành tế bào não khỏe mạnh trong đĩa thí nghiệm rồi cấy gen Alzheimer vào. Sau đó, khối tế bào mắc bệnh Alzheimer này sẽ được sử dụng để thử nghiệm các loại thuốc điều trị. Đây có thể coi là đột phá trong điều trị Alzheimer.

Hiện nay khoa học vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer Nghiên cứu cho thấy căn bệnh này có liên quan với các mảng và đám rối trong não. Các phương pháp điều trị hiện tại chỉ giúp giảm một phần nhỏ triệu chứng bệnh, chưa có phương pháp trị liệu nào có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.Tính tới thời điểm 2008, đã có hơn 500 thử nghiệm lâm sàng nhằm tìm ra phương pháp chữa trị bệnh Alzheimer nhưng vẫn chưa biết có kết quả nào khả quan trong các phương pháp đã được thử nghiệm. Một số thói quen sống đã được đưa ra khuyến cáo nhằm phòng ngừa bệnh Alzheimer, nhưng cũng chưa có đủ chứng cớ cho thấy những khuyến cáo này có thể làm giảm sự thoái hóa não. Các kích thích thần kinh, thể dục, và một chế độ ăn cân đối đã được khuyến cáo nhằm phòng ngừa cũng như một cách để hỗ trợ điều trị bệnh.

Vì bệnh không thể chữa khỏi cho nên người bệnh phải được chăm sóc bởi những người thân trong gia đình. Đây quả thực là những áp lực rất lớn về mặt xã hội, tâm lý, sức khỏe, kinh tế đối với cuộc sống của những người chăm sóc. Ở các nước phát triển, Alzheimer là một trong những bệnh tốn kém nhất cho xã hội.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật