Điều trị bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là thai phụ như thế nào

Tất cả phụ nữ bị ĐTĐ muốn có thai cần có sự chuẩn bị tốt để tránh nguy cơ thai bị dị tật hoặc xảy thai sớm.

Bệnh nhân đái tháo đường là phụ nữ có thai:

Tất cả phụ nữ bị đái tháo đường muốn có thai cần có sự chuẩn bị tốt để tránh nguy cơ thai bị dị tật hoặc xảy thai sớm. Cụ thể:

- Được các bác sĩ chuyên khoa đái tháo đường và bác sĩ sản khoa tư vấn trước khi có thai, bao gồm khám sàng lọc các biến chứng. Nếu có thể thì chỉ nên có thai khi đường máu đã được kiểm soát tốt 6 tháng trước đó (tức 2 lần xét nghiệm HbA1C trong giới hạn bình thường). Còn nếu họ đã có nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, mắt thận thì không nên có thai vì nguy cơ cho cả mẹ và con là rất cao.

- Được cho uống bổ sung acid folic 5mg/ ngày.

- Ngừng thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin, xem lại các thuốc hạ huyết áp để bỏ hoặc đổi các thuốc thuốc có hại cho thai nhi

- Không nên điều trị bằng các thuốc uống dù có 1 - 2 loại đã được Hội đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyến cáo là có thể, ví dụ như glyburide. Vì thế, nên đổi từ thuốc uống hạ đường huyết sang tiêm insulin nếu có thể. Đa số bệnh nhân đái tháo đường có thai sẽ phải tiêm 3 - 4 mũi mỗi ngày và điều chỉnh liều tùy theo kết quả đường máu. Mỗi 3 tháng bệnh nhân lại phải đi kiểm tra đáy mắt vì có thể bệnh võng mạc đái tháo đường sẽ tiến triển nhanh trong thời kỳ mang thai

- Trong quá trình mang thai kiểm soát chặt đường máu là điều kiện tiên quyết. Tất cả các bệnh nhân phải được thử đường máu ít nhất 4 lần/ngày, cả trước và sau bữa ăn. Mục tiêu là đường máu lúc đói hoặc trước bữa ăn <5,5mmol/l và đường máu sau ăn 2h.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật