Có nên để chân hương quá đầy trên bát hương hay không?

Có nên để chân hương quá đầy trên bát hương là điều khiến khá nhiều người phải đau đầu. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây.

Liệu có nên để chân hương quá đầy trên bát hương không? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có người cho rằng để chân hương đầy đặn, tùm lum lên, chân hương sau cắm lên cả chân hương trước thì gia chủ sẽ có nhiều lộc. Cũng có ý kiến cho rằng, trong năm, tuyệt đối không nên động vào bát hương cho tới khi cúng ông Công, ông Táo xong. Tuy nhiên, chung quy lại thì bát hương cần được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ, tránh để lộn xộn vừa làm mất mỹ quan vừa khiến lộc lá bị rơi vãi.

Bàn thờ gọn gàng để tránh che mắt các cụ

Bàn thờ gọn gàng để tránh che mắt các cụ

Nếu để chân hương quá đầy thì khi thắp các nén hương tiếp theo không chạm được vào bát hương và sẽ chèn lên chân hương trước, như vậy sẽ không còn ý nghĩa và mất đi sự linh ứng.

Hơn thế nữa, bát hương quá đầy chân hương sẽ giống như cái cột che mắt các cụ. Điều này giống như việc ta đang ngồi mà có vật gì chắn trước mặt thì sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Nếu bát hương quá đầy mà vẫn cắm thêm được thì rất có thể bát hương chưa linh ứng. Còn nếu bát hương linh ứng mà đầy chân hương thì bạn hoàn toàn có thể hóa chân hương rồi.

Tóm lại, việc thờ cúng cần được thực hiện một cách thành tâm, được thể hiện qua việc con cháu dọn dẹp, vệ sinh bàn thờ hàng ngày. Nếu bàn thờ, bừa bộn, dơ bẩn thì hàng tháng vào ngày rằm và ngày mùng 1, bạn nên tiến hành dọn dẹp. Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa đến nay thì thời điểm đẹp nhất để rút chân nhang, tỉa chân nhang chính là sau khi tiễn Táo Quân về trời. Tuy nhiên, trong trường hợp bát hương quá đầy thì bạn có thể xin phép các cụ cho tỉa chân nhang vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý.

Có nên để chân hương quá đầy trên bát hương không?

Có nên để chân hương quá đầy trên bát hương không?

Lưu ý, người được chọn để tỉa chân nhang phải thực sự thành tâm, chủn chu trong việc thờ cúng, lễ bái. Nếu làm không đúng thì sẽ rất tai hại và có thể làm ảnh hưởng đến toàn gia. Tốt nhất là bạn nên thành tâm gieo đài âm dương* hoặc xin ý kiến của các thầy tâm linh, nếu được phép thì mới làm. Trước khi rút chân hương, người được chọn phải tắm rửa sạch sẽ, sau đó thắp mỗi bát hương một nén và tiến hành rút từng chân hương một, vừa rút, miệng vừa niệm Phật, cho tới khi trên bát hương còn khoảng 1, 3, 5 nén thì dừng lại.

* Gieo đài âm dương: Đây là cách bói toán được dùng để xin ý kiến của thần linh, tổ tiên, ông bà về những việc hệ trọng như làm nhà, kinh doanh, thi cử, di dời phần mộ, bát hương...

Cách bói toán này sử dụng 2 đồng tiền trinh hình tròn, ở giữ có lỗ, một mặt phẳng được quy ước là mặt âm, mặt còn lại có khắc chữ được quy ước là mặt dương. Khi gieo quẻ, nếu một đồng xấp, một đồng ngửa thì là thuận (âm dương đồng nhất lí), nếu hai đồng báo xấp tức là bề trên báo không được, còn nếu cả hai đồng cùng ngửa thì bề trên đang cười (cười vui hoặc cười chê). Khi gieo đài âm dương, nếu được một lần "nhất âm, nhất dương" (một sấp, một ngửa) thì rất tốt. Nếu gieo hai lần, mà lần đầu cười (cả hai đồng ngửa), lần sau "nhất âm, nhất dương" thì càng tuyệt hơn. 

Hy vọng rằng những kiến thức trên phần nào giúp bạn đọc giải đáp được băn khoăn "có nên để chân hương quá đầy trên bát hương" của rất nhiều bạn đọc. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật