Những điều cơ bản cần tránh khi đi chùa ngày Tết nên ghi nhớ
Bật mí những điều cần lưu ý khi đi đền, chùa đầu năm
Lý giải việc "cúng quanh năm không bằng cúng Rằm tháng Giêng"
Chùa chiền là chốn linh thiêng, đi chùa cũng có những quy tắc riêng cần phải lưu ý, từ cách ăn mặc, đi đứng, lời nói, trang phục, đến việc sắm lễ, hành lễ đều cần phải lưu tâm. Những nguyên tắc khi vào chùa tất nhiên không quá khắt khe, nhưng phải tuân thủ những điều cơ bản nhất, nếu không, tốt nhất là không nên đi.
Trang phục khi vào chùa
Sự kính trọng không chỉ thể hiện qua tấm lòng mà còn thể hiện bằng hành động, qua cách lựa chọn trang phục khi đi lễ. Dù dân gian có câu 'người đẹp vì lụa' nhưng không có nghĩa là lựa chọn ăn mặc những bộ quần áo thời trang sặc sỡ, cắt xẻ lung tung, hở hang phản cảm.
Mọi người đi chùa đầu năm để cầu mong mọi điều tốt lành
Đến chùa nên chọn trang phục giản dị, tối màu, không mặc váy ngắn, quần áo gợi cảm. Đó là sự thiếu tôn trọng các đấng linh thiêng, thiếu tôn trọng các bậc tăng ni, phật tử. Hiện nay, nhiều bạn trẻ chỉ đi chùa theo trào lưu ngày Tết thấy mọi người đi chùa nhiều nên cũng đi cho 'đông vui', tiết trời ngày tết lạnh nhưng vẫn mặc váy ngắn, quần tất mỏng tang, đến nơi thắp hương thì chụp ảnh rất vui vẻ.
Một trong những quy ước, khuyến cáo của nhà Phật đối với du khách, phật tử: 'Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn… Đối với phật tử phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa'. Cần phải ghi nhớ điều này khi có ý định đi chùa dịp lễ Tết.
Đi đứng, nói năng
Khi vào chùa, không nên đi đông và nói chuyện ồn ào. Trong chùa thường chỉ có tiếng mõ, đọc kinh và tiếng cầu khấn của khách thập phương. Chùa không phải là nơi tán gẫu, nhiều người đứng tụm năm tụm ba, cười nói rất lớn, thậm chí nói tục chửi bậy như ngoài hàng, ngoài quán, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Ở chốn linh thiêng cần chú ý đến trang phục, lời nói, cử chỉ đúng mực
Khi hành lễ cũng không nên khấn quá to, cầu ước quá tham lam. Đi đứng trong chùa phải từ tốn, nhẹ nhàng, không nên chỉ trỏ và bình phẩm những bức tượng Phật và các đồ vật trong chùa, không nhai kẹo, nhai trầu hút thuốc Khi gặp các vị chủ trì và tăng ni thì dùng phật danh 'A Di Đà Phật' để chào hỏi.
Sắm đồ lễ
Những ngày đầu năm, người người nhà nhà đến chùa cầu phúc lộc cho năm mới, phần sắm lễ luôn được nhiều người chú trọng. Nhưng không phải lễ càng to thì chứng tỏ lòng càng thành tâm, càng chi nhiều tiền thì các vị thần linh sẽ phù hộ cho ước gì được nấy.
Đồ lễ cần sắm khi đi chùa vào ngày Tết nên là đồ chay, gồm hương, hoa, trái cây, bánh kẹo ngọt, phẩm oản, tiền thật. Không nên cúng vàng mã trong chùa, đồ lễ không cần nhiều và cầu kỳ nhưng phải tươm tất, không được ôi thiu hay tẩm hóa chất độc hại, tiền thật là tiền lẻ có mệnh giá vừa phải, tiền lớn thì nên dùng để công đức cho nhà chùa. Đồ cúng cũng không nên quá xa xỉ để tránh lãng phí.
- Tháng "cô hồn" có nên lau dọn bàn thờ hay không? (Thứ tư, 11:20:01 20/02/2019)
- Có nên để chân hương quá đầy trên bát hương hay không? (Thứ Hai, 16:15:06 18/02/2019)
- Thắp hương mấy nén trên ban thờ là đủ và đúng? (Thứ Hai, 15:10:09 18/02/2019)
- Các phong tục đón Tết ấn tượng tại một số quốc gia Châu Á (Thứ tư, 14:50:00 06/02/2019)
- Khám phá những nét riêng của Tết Việt trong mắt thế giới (Thứ tư, 14:20:00 06/02/2019)
- Những điều đáng mong chờ nhất trong dịp Tết cổ truyền (Thứ Ba, 16:30:04 05/02/2019)
- Tìm hiểu phong tục khai bút đầu xuân độc đáo của người... (Thứ Ba, 14:14:02 05/02/2019)
- Ngày xưa các cụ kiêng kỵ thế nào dịp Tết, bạn có biết... (Thứ Ba, 13:58:04 05/02/2019)
- Ý nghĩa của "Mồng 1 Tết Cha, mồng 2 Tết Mẹ, mồng 3 Tết... (Thứ Ba, 10:49:01 05/02/2019)
- Quanh chuyện lì xì cho trẻ ngày Tết: Ðừng để mỹ tục... (Thứ Ba, 10:40:02 05/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:00 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023