Các phong tục đón Tết ấn tượng tại một số quốc gia Châu Á

Cùng tìm hiểu các phong tục đón Tết ấn tượng tại một số quốc gia Châu Á theo bài viết dưới đây để hiểu hơn về phong tục đón Tết truyền thống các nước.

 

Người Việt Nam coi Tết cổ truyền là dịp lễ lớn nhất trong năm, mọi người dân đều có sự chuẩn bị chu đáo nhằm cầu mong một năm mới an lành. Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng có các phong tục tương tự. Mặc dù vậy, tại mỗi quốc gia, các phong tục lại mang màu sắc riêng, tạo sức hút đặc trưng cho dân tộc. Đây chính là điểm thu hút khách du lịch và gây ấn tượng đặc biệt đối với những người được thưởng lãm.

Cùng tìm hiểu phong tục đón Tết của 1 số quốc gia châu Á xem thế nào nhé!

Đất nước Việt Nam

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam

Tết Nguyên Đán của Việt Nam (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam hay chỉ đơn giản Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân (23 tháng chạp âm lịch) và Tất Niên (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch). Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cùng tổ tiên...

Đất nước Myanma

Phong tục đón Tết của người Myanma thật đặc biệt

Phong tục đón Tết của người Myanma thật đặc biệt

Người Myanma sử dụng Phật lịch để đón Tết, chính vì vậy ngày Tết của họ bắt đầu từ giữa tháng 4 dương lịch. Những ngày Tết, khắp các con phố trong cả nước, đặc biệt thành phố đông đúc như Rangoon, Mandalay, người dân sẽ đặt các thùng nước lớn. Khi có người đi qua, những người dân sẽ hắt nước vào hành khách, đây là cách biểu đạt cho câu chúc mừng và lời chúc thọ. Họ tin rằng, càng được hắt nhiều nước càng đem lại may mắn đối với người hắt nước và người bị hắt.

Người dân Myanma còn tổ chức các trò chơi dân gian liên quan tới nước, đó là: Lễ hội thi nhảy ếch và bưng nước chạy. Người dự thi sẽ nhảy ếch hết đoạn đường quy định, còn, người bưng bát nước sẽ phải tham gia thi chạy mà không làm sánh nước ra khỏi bát. Các trò chơi vui nhộn mang tính vận động thu hút được rất đông người tham gia, đặc biệt là trẻ em thanh niên và khách du lịch.

Đất nước Lào

Người Lào cũng có phong tục té nước tương tự như người Myanma. Tuy nhiên, có một số hình thức lễ hội đặc trưng riêng biệt. Sáng đầu năm, mọi người mặc quần áo đẹp, đem các loại bình lọ, to, nhỏ đựng nước đi chúc Tết. Người được chúc phải đứng yên cho người đi chúc té nước. Ai càng ướt nhiều càng gặp may mắn.

Đất nước Malaysia

Người Malaysia có các hành động rất nhẹ nhàng và tình cảm trong cách chúc Tết. Mọi người khi gặp nhau, sẽ chạm nhẹ bàn tay mình vào lòng bàn tay người đối diện, sau đó thu tay lại, áp sát vào tim chừng vài giây. Tuy nhiên, khi thực hiện hành động này bạn cần chú ý: Chào hỏi trước đối với người lớn tuổi hơn, và chỉ chạm tay vào tay người phụ nữ khi người này chìa tay ra trước .

Đất nước Ấn Độ

Nhắc tới Ấn Độ mọi người thường biết tới nền Phật giáo phát triển, và lễ hội Ánh sáng rực rỡ sắc màu. Các phong tục đón Tết ở Ấn Độ cũng vô cùng đặc sắc. Đối với người Ấn, thời khắc thiêng liêng nhất là giây phút Giao thừa, họ sẽ cùng thắp lửa cùng nhảy múa và ca hát xung quanh đó. Điểm khác lạ là: Họ sẽ dùng bột mỳ để cọ trên cơ thể, nhằm rửa trôi bụi bẩn, sau đó quăng các vụn bột vào lửa, coi như xóa bỏ mọi muộn phiền năm cũ. Người Ấn thay vì dùng nước, lại dùng thùng bột màu để hắt vào nhau, ai càng bị nhuốm nhiều màu càng thêm may mắn. Không chỉ vậy, một số khu vực người dân Ấn Độ còn có nghi thức cọ mũi lẫn nhau, cọ càng mạnh càng đem lại may mắn.

Đất nước Mông Cổ

Người Mông Cổ nổi tiếng là những dân du mục với đàn gia súc khổng lồ. Ở xứ sở này, cừu đông hơn người. Chính vì vậy, vào dịp Tết, câu chúc của họ là: “Chúc đàn cừu nhà bạn béo tốt”. Trên mâm cỗ của người Mông Cổ lúc nào cũng có các sản phẩm làm từ sữa cừu, thịt cừu nướng và mỳ vằn thắn. Khi tới Giao thừa, họ sẽ rót một chén trà, rồi vẩy đi 4 hướng xung quanh nhà. Chén trà thứ 2, dành riêng mời chủ gia đình, tới những chén sau thì dành cho các thành viên khác.

Các quốc gia Châu Á hầu hết đều sử dụng lịch Mặt trăng để đón Tết cổ truyền. Chính vì vậy, các khách du lịch đều chọn thời khắc này để thưởng ngoạn tại Châu Á. Những người dân ở mỗi quốc gia đều có những phong tục riêng để tạo màu sắc đặc trưng cho ngày Tết của quốc gia mình. Tựu chung, từ tất cả các quốc gia, những người dân đều coi Tết cổ truyền là một dịp quan trọng để bày tỏ sự gắn kết cộng đồng và cầu chúc cho năm mới. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật