Khoa học chứng minh: chị em càng thân thiết thì càng có ngày "đèn đỏ" giống nhau

Cứ tưởng rằng mỗi phụ nữ sẽ có một chu kì kinh nguyệt riêng, nhưng bạn lại vô tình phát hiện mình và cô bạn cạ cứng cùng tới ngày “đèn đỏ”, không chỉ một lần.

Hiện tượng những người phụ nữ sống gần hoặc chơi thân có vòng kinh tương tự nhau từng được công bố trên Tạp chí khoa học Nature vào năm 1971, với tên gọi “đồng bộ hóa kinh nguyệt”.

Nhà nghiên cứu Martha McClintock đã tiến hành khảo sát chu kì “đèn đỏ” của 135 nữ sinh đại học. Martha nhận thấy rằng những cô gái ở cùng phòng hoặc là bạn bè với nhau thì kinh nguyệt cũng rơi vào cùng ngày.

Theo tiến sỹ McClintock, đồng bộ hóa kinh nguyệt có nguyên nhân chính là Pheromones, một chất hóa học được tiết ra để phát tín hiệu đến đồng loại.

Đồng bộ hóa kinh nguyệt thường xảy ra ở những hội chị em thân thiết

Đồng bộ hóa kinh nguyệt thường xảy ra ở những hội chị em thân thiết

Đối với loài vật, các con đực thường tiết ra nước bọt chứa chất làm dấu hiệu để con cái không tấn công.

Ở loài người, chất này được tiết ra ở vùng dưới cánh tay và một trong những thành phần của nó là 5 alpha-androstenol, có liên quan đến hiện tượng đồng bộ hóa kinh nguyệt đối ở nữ giới.

Đồng tình với một phần nhận định của tiến sĩ McClintock, bác sỹ Alyssa Dweck tại Nhóm Y khoa Mount Kisco cho biết: “Pheromones chia sẻ dễ dàng khi những người phụ nữ sống chung với nhau, có thói quen ăn uống ngủ nghỉ và sinh hoạt như nhau hoặc chịu chung nỗi căng thẳng Điều này dẫn đến sự thay đổi thói quen kinh nguyệt”.

Ngược lại, cũng có rất nhiều người bác bỏ kết luận của tiến sĩ McClintock bởi nó chưa có cơ sở đầy đủ. Nhiều khảo sát khác đã được tiến hành, tuy nhiên, không phát hiện bất cứ sự đồng bộ hóa nào. Trong đó, cuộc nghiên cứu có quy mô lớn nhất kéo dài tới 1 năm, với 186 sinh viên Trung Quốc tham gia.

Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Lý giải một cách đơn giản, sự đồng bộ hóa sẽ phụ thuộc vào cơ hội.

Hiện tượng đồng bộ hóa kinh nguyệt còn tùy thuộc vào “cơ hội”.

Hiện tượng đồng bộ hóa kinh nguyệt còn tùy thuộc vào “cơ hội”

Bằng chứng là cùng nghiên cứu này nhưng ở 64 phụ nữ Nhật Bản cùng sống tại ký túc xá trong 3 tháng, lại có tới 24 người có chu kỳ kinh nguyệt giống bạn cùng phòng. Đặc biệt, với những trường hợp diễn ra sự đồng bộ hóa, cả hai người đều có sự xê dịch thời gian để trở nên giống nhau.

Bên cạnh đó, theo Alexandra Alvergne – giáo sư Đại học Oxford (Anh), xét từ góc độ nhân chủng học, sự đồng bộ hóa kinh nguyệt của những người phụ nữ thân thiết hoặc sống gần nhau là một cơ chế hợp tác để tự bảo vệ bản thân trước đàn ông

Khi có cùng chu kỳ “đèn đỏ”, thời điểm sinh sản của họ cũng giống nhau, vì vậy, các cô gái sẽ tránh được việc cùng rơi vào “bẫy tình” của một anh chàng nào đó.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng theo một khảo sát của tạp chí Guardian năm 1999, hơn 80% phụ nữ tin vào hiện tượng đồng bộ hóa kinh nguyệt và 70% cho rằng đó là một trải nghiệm thú vị, bởi việc cùng nhau trải qua “mùa dâu” sẽ giúp họ dễ thông cảm cho nhau hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật