Chuyên gia 'mách' bạn cách điều trị đúng bệnh trĩ

Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch , là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là với những người ít vận động. Do thói quen ít vận động sẽ dẫn đến các mạch máu tĩnh mạch bị ứ lại, thành tĩnh mạch bị giãn ra gây sung huyết ở trực tràng và hậu môn tạo thành các búi trĩ.

Bệnh trĩ có thể coi là căn bệnh tế nhị, vì đây là bệnh tại vùng kín. Chính vì thế, rất nhiều người e ngại không muốn đi khám và điều trị bệnh mà thường tìm cách tự chữa chạy.

Chính vì sự e ngại và cố gắng tự chữa bệnh khiến cho thời gian một người mắc bệnh trĩ mà không được điều trị có khi lên đến vài năm hoặc hàng chục năm, đến khi người bệnh đến viện thì tổn thương thường rất lớn.

Để trĩ không chuyển sang giai đoạn nặng, mọi người phải có ý thức phòng ngừa trĩ tái phát, điều trị kiên trì đúng phác đồ ngay từ giai đoạn nhẹ 1, 2, khi mới có các biểu hiện như chảy máu, búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện sau đó tự co vào được tránh để trĩ tiến triển sang giai đoạn 3, 4.

Nên sử dụng kết hợp 3 liệu pháp: thuốc + ăn uống + sinh hoạt, trong đó, sử dụng các thuốc y học cổ truyền với tác dụng bổ tỳ vị trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Sở dĩ nên sử dụng thuốc y học cổ truyền bởi theo y học cổ truyền, nguyên nhân cốt lõi gây bệnh trĩ là do tỳ vị hư yếu, các thuốc tân dược chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng (chảy máu, đau, viêm…) chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân khiến căn bệnh này hay bị tái phát.

Nên sử dụng thuốc kể cả khi các triệu chứng đã hết, không nên nôn nóng dừng thuốc.

Về ăn uống, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Chú ý tới các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, bí đỏ, rau dền... Uống đủ nước (khoảng 2 lít nước mỗi ngày) cũng giúp làm mềm phân, từ đó đi ngoài dễ dàng hơn.

Về sinh hoạt, nên tập thể dục đều đặn hàng ngày với một môn thể thao phù hợp (đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội...). Việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, tăng nhu động ruột, hỗ trợ rất nhiều cho tiêu hóa.

Ngoài ra, mọi người nên có thói quen đi vệ sinh đúng giờ, tránh nhịn đại tiện. Điều này là luyện phản xạ có điều kiện. Không nên nhịn đi vệ sinh vì sau vài lần nhịn sẽ bị táo bón, dễ gây tái phát bệnh trĩ.

Điều trị bệnh trĩ hiệu quả bằng thuốc thảo dược

Có nhiều loại thuốc có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trĩbao gồm cả thuốc mỡ, thuốc uống, viên đạn được bán trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ để cho hiệu quả cao, tránh tác dụng phụ.

Y học cổ truyền có bài thuốc Bổ trung ích khí áp dụng chữa trĩ khá hiệu quả. Thuốc giúp làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ, cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ. Ngoài ra, các dược liệu còn tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, giúp chống viêm, giảm đau, nhuận tràng…

Các thuốc thảo dược điều trị bệnh trĩ và ngừa tái phát từ bài Bổ trung ích khí với thành phần từ sài hồ, thăng ma, đương quy, hoàng kỳ, trần bì….Trong đó hoàng kỳ giúp bổ trung ích khí, thăng dương khí là chủ dược của bài thuốc. Các vị thuốc hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, đương quy, cam thảo, ý dĩ giúp bồi bổ tỳ vị, kích thích ăn uống, chữa vào gốc của bệnh, do đó điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát. Hoàng kỳ, thăng ma, sài hồ có tác dụng thăng dương khí, tăng trương lực mạch máu do đó làm co búi trĩ, co mạch máu, điều trị tình trạng mạch máu căng giãn quá mức liên tử dùng để cầm máu. Đương quy bổ huyết trong trường hợp chảy máu nhiều do trĩ.

Theo TTƯT. BSCC.CKII Hoàng Đình Lân - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam tư vấn: Bài thuốc Bổ trung ích khí là bài thuốc lâu đời và cải thiện không chỉ triệu chứng bệnh trĩ mà còn giúp thăng đề, đi sâu vào nguyên nhân bệnh.

Tùy theo mức độ bệnh trĩ mà sử dụng sản phẩm với liều lượng phù hợp. Thông thường cần liệu trình sử dụng từ 2-6 tháng để búi trĩ co lên và ổn định hoàn toàn trong ống hậu môn. Đây cũng được xem là phương án tối ưu nhất nhắm điều trị từ gốc bệnh trĩ.

Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật