Nuốt vướng, rát vùng lưỡi, người phụ nữ không ngờ mắc bạch sản lưỡi tiền ung thư
5 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư tuyến tụy chớ dại bỏ qua
Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư vào người
Mới đây, các bác sĩ khoa Tai mũi họng, Bệnh viện E vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân nữ (60 tuổi, ở Đông Sơn, Thanh Hóa) mắc bạch sản lưỡi từ nhiều năm nay. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng nuốt vướng, kèm rát vùng dưới lưỡi.
Chia sẻ của bệnh nhân trước đó cho thấy, bà không hề biết về căn bệnh này mà chỉ nghĩ mình bị tưa lưỡi đơn giản nên tự điều trị khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Trong khi đó, các bác sĩ khuyến cáo trường hợp nặng có thể liên quan đến ung thư miệng và cần được điều trị kịp thời.
Bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Trực tiếp điều trị ca bệnh này, PGS.TS Lê Minh Kỳ - Khoa Y dược, ĐHQG Hà Nội – chuyên gia cao cấp của Khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế (Bệnh viện E) cho biết: Bệnh bạch sản thường được chẩn đoán bằng khám miệng, tuy nhiên nhiều bệnh nhân lại dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh khác ở vùng miệng như tưa miệng. Bởi vậy, đa phần các trường hợp nhập viện điều trị thường ở giia đoạn muộn, đã chuyển sang giai đoạn tiền ung thư hoặc ung thư.
Tưa là một dạng nhiễm nấm ở miệng, mềm hơn so với bạch sản và dễ chảy máu hơn. Còn bạch sản là thương tổn màu trắng, dày ở lưỡi và niêm mạc bên trong má. Bạch sản thường gặp nhất ở lưỡi nhưng cũng có thể bị tổn thương ở má và lợi.
Theo PGS.TS Lê Minh Kỳ, nguyên nhân chính gây ra bệnh bạch sản là nhiễm virus Epstein – Barr. Virus này tồn tại dai dẳng trong cơ thể và có thể bùng phát bệnh ở bất kỳ thời điểm nào, nhất là ở những người có các rối loạn miễn dịch. Thường các nốt bạch sản có thể tự khỏi, nhưng ở vùng này thường tổn thương có đường kính lớn vài cm không thể lấy đi bằng cách quệt thông thường lên niêm mạc.
Các nốt nhỏ có thể được phẫu thuật loại bỏ bằng sinh thiết rộng hơn như sử dụng laser hoặc dao mổ. Kết quả sinh thiết mà ung thư miệng, nốt này cần được cắt bỏ ngay lập tức để ngăn chặn sự lan truyền. Tuy nhiên, dù nốt bạch sản đã được lấy, nguy cơ bị ung thư miệng vẫn tăng. Có nhiều yếu tố nguy cơ của bạch sản cũng là yếu tố nguy cơ của ung thư miệng. Ung thư miệng có thể đi kèm với bạch sản.
Mọi người nên thăm khám định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Nếu có nghi ngờ mắc bệnh bạch sản niêm mạc miệng cần đến ngay bệnh viện để được chấn đoán và điều trị kịp thời, tránh để các nốt này phát triển nặng lên, thậm chí thành ung thư nguy hiểm.
- 3 cách đơn giản chữa nhiệt miệng cực hiệu quả (Thứ năm, 13:24:05 08/04/2021)
- 4 bộ phận đổ nhiều mồ hôi là có bệnh, coi thường dễ lĩnh... (Thứ tư, 08:37:07 03/02/2021)
- Đắp kem trộn để làm đẹp da, sau một tuần, bệnh nhân nữ... (Thứ tư, 08:33:07 20/01/2021)
- Dấu hiệu này cho biết cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin, cần... (Thứ Ba, 13:22:01 12/01/2021)
- Viêm đại tràng mạn tính: triệu chứng, nguyên nhân, phòng và... (Thứ tư, 17:00:08 25/11/2020)
- Dễ nhầm lẫn loét miệng với tay chân miệng (Chủ nhật, 08:37:06 04/10/2020)
- Chuyên gia 'mách' bạn cách điều trị đúng bệnh trĩ (Thứ bảy, 12:30:01 26/09/2020)
- 'Nhũ hoa bị cứng' và lời giải thích của bác sĩ khiến... (Thứ sáu, 09:34:03 17/07/2020)
- Biện pháp chăm sóc loét do tì đè cần đặc biệt chú ý (Thứ bảy, 13:50:07 09/02/2019)
- Chăm sóc sức khỏe răng miệng như thế nào mới đủ và đúng... (Thứ bảy, 13:20:08 09/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:04 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:09 12/02/2023