10 'tai họa' khó lường từ sân chơi trẻ em - Các bạn hãy cẩn trọng với những hiểm họa này nhé!

10 mối nguy hiểm từ sân chơi dưới đây sẽ khiến cha mẹ phải chú ý hơn đến con em mỗi khi đi công viên.

Những 'chuyến du lịch' nho nhỏ tới các sân chơi luôn là một phần thưởng khiến đứa trẻ nào cũng háo hức. Mỗi năm, có tới 200000 đứa trẻ gặp phải tai nạn ở sân chơi nghiêm trọng tới mức phải vào phòng cấp cứu. Tuy nhiên ít bố mẹ nhận ra được những mối nguy hiểm tiềm ẩn này khi cho con đến các sân chơi.

1. Đủ nóng để gây bỏng

Bạn có thể đã từng nghe về việc cảnh giác với các cầu trượt bằng kim loại. Tuy nhiên, những cầu trượt bằng kim loại không phải là thứ duy nhất cần phải được cảnh giác. Trẻ hoàn toàn có thể bị bỏng nếu chơi trên các thiết bị bằng nhựa, cao su, hay chất phi kim loại khác. Theo Ủy ban An toàn hàng tiêu dùng quốc gia Mỹ, trẻ có thể bị bỏng ở cấp độ hai vào một ngày mà nhiệt độ ngoài trời chỉ 22 độ C.

Kết luận: Hãy chạm tay vào các thiết bị trên sân chơi trước khi thả con chơi. Do một số đồ vật mất một thời gian khá dài để truyền nhiệt, nên hãy giữ bàn tay của bạn ở trên đó trong một vài giây, và di chuyển đến các khu vực khác nhau để kiểm tra trước khi con bạn chơi.

2. Móc hình chữ S trên xích đu

Những chiếc móc hình chữ S bằng kim loại dùng để móc chiếc đu vào dây xích có thể là một mối nguy hiểm tiềm ẩn. Quần áo của bé có thể bị lọt vào phần móc hình chữ S đó, và khiến bé mắc kẹt trên đu khi bé cố gắng đẩy để đu chuyển động. Bé có thể bị rách quần áo hoặc tệ hơn sẽ vướng mắc vào đó, mất đà và ngã ra.

3. Chơi cầu trượt với bé

Nếu bé của bạn còn quá nhỏ để tự xuống cầu trượt một mình, bạn sẽ nghĩ tới việc tự trèo lên đó với bé ngồi trong lòng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, 14% trường hợp gãy xương chân ở trẻ em xảy ra do việc này. Đế cao su ở giày của bé mắc lại ở cầu trượt, nhưng cân nặng của người lớn và quán tính lại đẩy bé xuống, gây ra gãy xương Nếu bé chưa đủ lớn để đi cầu trượt một mình, hãy tìm chỗ khác cho bé chơi.

4. Những chiếc đinh vít 'lộ thiên'

Trong khi bạn đang lo lắng để mắt đến những chiếc đu cao chót vót, thì những mối đe dọa lớn nhất đối với con của bạn có thể đến từ những thứ nhỏ hơn rất rất nhiều - như những con ốc nhỏ xíu mắc các thiết bị với nhau.

Một số thiết bị sân chơi có những chiếc ốc vít lộ ra ngoài, có thể cắt hoặc cào da bé. Thậm chí tệ hơn: quần áo của con bạn có thể mắc vào những chỗ lồi lõm, tăng tỷ lệ gây nghẹt thở hoặc các tai nạn khác. Bố mẹ cần ý tới các phần ốc vít lộ ra ngoài (thường ở gần các khớp trên thiết bị), và chắc chắn rằng quần áo của các bé không quá lỏng hoặc có dải rút có thể bắt vào các phần này.

5. Độ cao quá 2,5 mét

Một số nghiên cứu cho thấy rằng những thiết bị sân chơi cao 2,5 mét hoặc hơn có thể dẫn đến thương tích cao gấp 3 lần so với thiết bị thấp hơn. Và nếu con của bạn vẫn còn quá bé, bạn nên đưa bé tới các địa điểm vui chơi nhỏ hơn: trẻ mẫu giáo sẽ được an toàn nhất khi chơi trên các loại đồ chơi không cao quá 1.8 mét

6. Rỉ sét

Chắc hẳn là một sân chơi trông có vẻ rất ổn vào năm ngoái, nhưng thời gian có thể sẽ gây những ảnh hưởng lớn khi các bề mặt kim loại không được tráng lại hoặc chăm sóc đúng cách. Rỉ sét khắp nơi, có thể làm yếu cấu trúc của các thiết bị và đưa bé vào những mối nguy hiểm.

Rỉ sét ăn mòn kim loại, do đó, nếu bé đang đung đưa trên xích đu với dây xích bị gỉ hoặc leo lên một chiếc cầu trượt gỉ sét, các bộ phận này có thể bị rời ra. Điều này có thể dẫn đến những cú ngã đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, nếu bạn thấy rỉ sét ở dây xích hoặc các khớp nhỏ, hãy để bé chuyển sang đồ chơi khác.

7. Mặt đất cứng phía dưới

Cần cẩn thận kiểm soát mặt đất dưới chân những đồ chơi mà con bạn đang trèo lên. Nghiên cứu cho thấy 67% trẻ bị thương tại sân chơi do ngã từ đồ chơi xuống mặt đất. Nếu con bạn đang chơi trên các thiết bị nâng lên khỏi mặt đất như đu, cầu trượt hoặc đu tay, bạn cẩn thận với nhựa đường, bùn, bê tông, hoặc cỏ bên dưới. Mặt đất được coi là tạm an toàn cho bé chỉ là cao su, cát, sỏi hoặc vụn gỗ. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ gây thương tích của nhựa đường gấp sáu lần so với cát; tỷ lệ gây thương tích của bê tông cao hơn năm lần so với cao su.

8. Khoảng không hẹp

Không gian giữa hàng rào bảo vệ hoặc những thanh chắn có thể gây khó khăn cho các bé nếu chiều rộng ở mức 8 tới 22 cm. Bởi vì những bé hay tò mò có thể chui đầu qua đó nhưng không thể dễ dàng rút đầu ra! Trong thực tế, một nghiên cứu của tổ chức PIRG tại Hoa Kỳ cho biết 34% các thiết bị sân chơi có khe hở với kích cỡ không phù hợp, có thể dẫn đến nghẹt thở. Vì vậy, hãy để mắt tới bất kỳ khoảng trống đáng ngờ nào - điều đó có thể cứu sống bé con của bạn.

9. Các xích đu quá gần nhau

Theo nghiên cứu của PIRG, 49 % của sân chơi có xích đu vi phạm các nguyên tắc an toàn của Ủy ban An toàn hàng tiêu dùng quốc gia Mỹ. Các xích đu này thường có khoảng cách không phù hợp giữa đu và cột đỡ. Những chiếc đu cách nhau ít hơn 0.6 mét hoặc cách cột đỡ ít hơn khoảng cách như vậy thực sự có thể gây va chạm trong khi chuyển động. Vì vậy, cần đảm bảo rằng những chiếc đu cách nhau đủ xa để tránh tai nạn có thể xảy ra. Bộ xích đu tiêu chuẩn là các chiếc đu cách nhau và cách các cột đỡ ít nhất 0.6 mét.

10. Trẻ lớn và trẻ nhỏ chơi cùng nhau

Khi những đứa trẻ lớn chạy xung quanh sân chơi với các trẻ nhỏ hơn, điều này có thể dẫn đến tất cả các loại rắc rối. Một đứa trẻ lớn hơn đẩy một đứa trẻ xuống một cầu trượt, hoặc chạy thật nhanh trên sân chơi và va vào các em nhỏ và khiến chúng ngã. Đó là lý do các nhà hoạt động vì trẻ em khuyến cáo rằng nên có khu vực riêng biệt và thiết bị sân chơi cho trẻ em ở lứa tuổi 2 - 5 và 5 - 12. Nếu bạn nhìn thấy những đứa bé lớn hơn chơi ở chỗ dành cho trẻ nhỏ hơn, cố gắng điều hướng các bé sang chơi ở nơi khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật