Các bà nội trợ cần cảnh giác trước nguy cơ nhiễm khuẩn trong nhà bếp

Mọi người ai cũng cho rằng các bệnh lý nhiễm khuẩn thức ăn đều bắt đầu từ nguồn thực phẩm bị nhiễm. Thế nhưng, ít ai biết đến yếu tố gây nhiễm khuẩn không chỉ phát sinh từ thực phẩm, mà còn nằm ở các khâu khác như dụng cụ làm bếp không sạch hoặc bản thân người làm bếp mang mầm bệnh lây.

Nguy cơ nhiễm khuẩn thức ăn bắt đầu từ đâu?

Mọi người ai cũng cho rằng các bệnhnhiễm khuẩn thức ăn đều bắt đầu từ nguồn thực phẩm bị nhiễm. Thế nhưng, ít ai biết đến yếu tố gây nhiễm khuẩn không chỉ phát sinh từ thực phẩm mà còn nằm ở các khâu khác như dụng cụ làm bếp không sạch hoặc bản thân người làm bếp mang mầm bệnh lây. Và điều bất ngờ hơn hết là sự lây nhiễm chéo từ môi trường dơ sang sạch trong gian bếp, chẳng hạn như từ thực phẩm sống nhiễm sang thực phẩm chín, từ dụng cụ dơ nhiễm sang dụng cụ sạch…

Chính vì không ngờ đến sự lây nhiễm chéo này, nên người làm bếp thường mắc phải các thói quen như để lẫn lộn thực phẩm sống và chín trong các túi đựng khi đi mua hàng, hay để thực phẩm sống chín lẫn lộn trong tủ lạnh dự trữ và trong khu vực nơi chế biến. Nguy cơ nhiễm khuẩn chéo ít được để ý khi người làm bếp sử dụng các vật dụng như tấm thớt, con dao cho thực phẩm sống và chín lẫn lộn trong chế biến nấu nướng.

Tấm thớt - nguồn lây nhiễm chéo không ngờ đến

Thực phẩm sống, chín thường được hiểu như sau: thực phẩm sống là chưa chế biến (thực phẩm dơ), chín là đã qua chế biến (thực phẩm sạch). Trên thực tế, có những thực phẩm chưa qua chế biến nhưng được xem là thực phẩm sạch và có thể ăn ngay như: trái cây rau xanh ăn sống.… Vì vậy, khi sử dụng tấm thớt trong chế biến, người làm bếp phải lưu ý để tránh nhiễm khuẩn chéo từ thực phẩm sống chưa chế biến sang thực phẩm chín.

Thí dụ, dùng thớt cắt thịt, cá tươi, thủy sản; lại dùng tấm thớt đó cắt các thức ăn đã nấu chín, thậm chí cắt rau quả, trái cây ăn liền, như vậy sẽ tạo nên một môi trường cho lây nhiễm chéo. Kết quả vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể lan đến những thực phẩm khác và lan đến thực phẩm chín.

Ngăn chặn lây nhiễm chéo - giải pháp cho người nội trợ

Để ngăn chặn sự lây nhiễm chéo, người làm bếp tốt nhất nên có ba tấm thớt riêng biệt để sử dụng cho các mục đích khác nhau. Dùng một tấm thớt cho đồ tươi sống như: thịt, cá, thủy sản. Một tấm thớt khác dùng để cắt thức ăn đã nấu chín. Riêng một tấm thớt dùng cho rau quả tươi ăn liền. Cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ đặt thức ăn đã nấu chín lên cùng đĩa hoặc lên tấm thớt mà trước đây đã để thực phẩm tươi sống

Bằng giải pháp đơn giản này, người nội trợ sẽ ngăn chặn được tình trạng nhiễm khuẩn chéo, một trong những nguyên nhân gây bệnh lý ngộ độc thực phẩm Riêng đối với những gia đình có con nhỏ, nếu được nên có một cái thớt dành riêng cho bé, để đảm bảo vệ sinh tuyệt đối vì đường tiêu hóa của cháu bé rất nhạy cảm, mỏng manh... 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật