400 chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong tháng 1 và 2, Cục An toàn thực phẩm tổ chức hướng dẫn triển khai Thông tư số 27/2012/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm cho các cán bộ từ cơ quan quản lý trên toàn quốc từ Trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp.

Thông tư số 27/2012/TT-BYT là văn bản quản lý được Bộ Y tế ban hành nhằm đáp ứng công tác quản lý nhà nước đối với việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm trong tình hình hiện nay.  

 

Nội dung chính của Thông tư 27 quy định yêu cầu quản lý đối với sản phẩm phụ gia thực phẩm; Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm  

Trên cơ sở các dữ liệu nghiên cứu của Ủy ban chuyên gia Quốc tế về Phụ gia thực phẩm (JECFA) về tính an toàn và danh mục các chất phụ thực phẩm của Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế CODEX ban hành năm 2012, trong Thông tư 27, Bộ Y tế mở rộng danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm lên đến 400 chất (so với 275 chất theo danh mục cho phép ban hành kèm Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT).  

Đặc biệt, trong đó có một số chất thuộc các nhóm phụ gia thông dụng, trước đây không thuộc danh mục cho phép sử dụng của CODEX và Việt Nam, đến nay đã được CODEX cho phép và các ngày càng nhiều các quốc gia chấp thuận cho phép sử dụng như: Phẩm màu (Bạc, Vàng, Beet red, Parika oleoresin, Lycopen…); Chất ngọt tổng hợp (Alitam, Thaumatin, Cyclamat, Neotam, Maltitol, Lactitol, Steviol glycosid…); Chất điều vị (Các muối của Acid guanilic, Acid inosinic…).  

Về giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm, Thông tư 27 quy định giới hạn tối đa các phụ gia thực phẩm trong các nhóm sản phẩm thực phẩm. 

Các sản phẩm thực phẩm được ghép nhóm chuẩn theo thông lệ quốc tế do CODEX quy định, được mã hóa. Trên cơ sở đó, các tổ chức, cá nhân sẽ quyết định lựa chọn mức sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất chế biến.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật