Lá Hen - thảo dược quý trong điều trị đờm, ho, khó thở

Từ xa xưa, cây lá Hen đã được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản. Ngày nay khoa học hiện đại đã chứng minh cây lá Hen có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị hen phế quản và các bệnh lý hô hấp mạn thông qua cơ chế làm giãn phế quản, ức chế lipoxygenase, ngăn ngừa tình trạng stress oxy hóa, đặc biệt khi lá hen kết hợp với các thảo dược sẽ là giải pháp hiệu quả trong điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

lá hen

Cây lá Hen còn có tên "Nam tì bà", "Bàng biển" (miền Nam), "Bồng bồng", "Cốc may" (Tày); là loại cây bụi. Dược liệu có vị đắng, hơi chát, tính mát, có tác dụng tiêu độc tiêu đờm giáng nghịch, trừ ho Được sử dụng trong nền Y học cổ truyền của Việt Nam và Ấn Độ từ hàng ngàn năm để điều trị bệnh hen phế quản (HPQ), ho gà viêm phế quản

Sau khi sử dụng, thường có kết quả sau 2-3 ngày, có thể sau 7-8 ngày. Có trường hợp có kết quả ngay 10 phút sau. Cây thường được phối hợp với nhiều vị thuốc khác để điều trị bệnh.

Leukotriene là một nhóm các hoạt chất trung gian hoá học, được sản xuất rất nhiều ở bệnh nhân hen (suyễn), VPQM, phổi tắc nghẽn – COPD so với người bình thường và chúng có thể gây co thắt phế quản và một loạt các phản ứng tiền viêm Hoạt chất α-và β-amyrin trong lá Hen, làm giảm quá trình tổng hợp leukotriene đem lại hiệu quả giãn phế quản và chống viêm. Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ đăng trên International Journal of Current Biological and Medical Science năm 2011, lá Hen hạn chế đáng kể viêm đường thở, cơ chế chống viêm của Lá hen được xác định tương tự như Dexamethasone- một corticoid có tác dụng chống viêm mạnh.

Lá Hen có tác dụng chống oxy hóa, làm giảm hoạt động của các gốc tự do (có vai trò gây ra tình trạng stress oxy hóa - một trong những yếu tố quan trọng gây ra bệnh hen, VPQM và COPD trong đường hô hấp).

Ngoài ra, trong lá Hen còn có các chất hóa học có tác dụng làm loãng đờm, làm đờm dễ khạc ra hơn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật