Một số bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ rau cải cúc

Rau cải cúc còn được gọi là cải tần ô, rau cúc, rau tần ô... Là cây thảo sống hằng năm, lá ôm vào thân, xẻ lông chim hai lần. Cụm hoa ở nách lá, các hoa ở mép màu vàng sẫm, thơm.

Mùa hoa vào tháng 1 - 3.  rau cải cúc giàu dinh dưỡng như chứa 1,85% protid 2,57% glucid 0,43% lipid và còn có nhiều vitamin A B, C... Theo quan niệm Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem như một loại rau giúp khai vị làm ăn ngon, giúp tiêu hoá, trừ đờm tán phong nhiệt. Dùng lá tươi, hoặc đã phơi khô trong mát (âm can) không phơi nắng (làm mất tinh dầu thơm).  

Một số bài thuốc đơn giản.

- Cháo giải cảm cúm (đau họng, ho, hơi sốt): Rau cải cúc tươi 200g, rửa thật sạch, để ráo nước, thái nhỏ, gạo tẻ 100g. Sau đó,  vo sạch gạo cho vào nồi, đổ vào 1000g nước rồi đun cháo nhừ, cho rau cải vào, thêm gia vị, ăn nóng. Ăn liền 3 ngày.

- Ho do lạnh ở trẻ em: Lá cải cúc 6g, rửa sạch, thái nhỏ, thêm ít mật ong hấp cách thủy cho ra nước để uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.

- Trị chứng đau đầu khi trời lạnh: Cải cúc khô 10 - 15g, đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Ngày uống 2 lần, uống vào buổi sáng và tối sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.

Hoặc dùng 1 nắm lá cải cúc tươi hơ nóng (bọc vào vải sạch, tránh bị nóng), dùng chườm đắp lên đỉnh đầu và 2 bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ khi bị đau đầu

- Trị ăn uống không tiêu, người mới khỏi ốm, yếu: Cải cúc 500g gừng tươi 3 lát, 100g thịt lợn nạc Tát cả rửa sạch, thái nhỏ rau, thịt lợn, nấu thành canh, khi chín nêm gia vị vừa đủ, ăn lúc còn nóng.

Chú ý: Không dùng cháo rau cải cúc cho người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng tiêu chảy          

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật