Một số lưu ý khi dùng thuốc an thần điều trị bệnh tâm thần phân liệt

Trước đây, các thuốc an thần chỉ được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt, nhưng trong những năm gần đây, việc sử dụng chúng đã được mở rộng sang nhiều chỉ định khác như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, căng thẳng sau chấn thương, các rối loạn nhân cách…

Các thuốc an thần thế hệ cũ như chlorpromazine, thioridazine, fluphenazine, perphenazine, haloperidol… mặc dù đã được đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng vai trò của chúng trên lâm sàng đang ngày càng bị hạn chế do hiệu quả điều trị với một số nhóm triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt thấp và có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng ngoại tháp (run, căng cứng, bồn chồn), các phản ứng rối loạn trương lực, rối loạn vận động…

Đây chính là lý do thôi thúc sự ra đời của các thuốc an thần mới như clozapine, risperidone, olanzapine, amisulpiride, quetiapine, sertin-dole… (còn gọi là nhóm an thần không điển hình).

Các loại thuốc này phần nào khắc phục được nhược điểm của thuốc an thần thế hệ cũ do chúng ít gây tác dụng ngoại tháp và các rối loạn vận động ở liều điều trị, ít hoặc không gây tăng nồng độ prolactin và có tác dụng rõ rệt với hầu hết các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt.

Tất cả các thuốc an thần đều phong bế dưới nhóm thụ thể dopamin D2, gây nên các rối loạn vận động, tuy nhiên, các thuốc an thần không điển hình có ái lực thấp hơn và phân ly nhanh hơn khỏi các thụ thể này nên tác dụng phụ này cũng sẽ thấp hơn.

Risperidone: Là một trong những thuốc an thần không điển hình đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới thuốc có ái lực cao với các thụ thể dopamine D2 và 5-HT2A của serotonin.

Ở liều thấp, tỷ lệ gây tác dụng phụ ngoại tháp của risperidone là tương đương với nhiều thuốc an thần không điển hình khác, nhưng ở bệnh nhân dùng liều cao trên 6mg/ngày, nguy cơ này tăng lên rõ rệt. Risperidone ít gây ra các tác dụng phụ kháng cholinergic như khô miệng giãn đồng tử nhịp tim nhanh… nhưng là một trong số ít những thuốc an thần không điển hình được chứng minh là có khả năng gây tăng nồng độ prolactin trong máu.

Olanzapine: Olanzapine là một dẫn xuất dibenzodiazepine. Tác dụng phụ thường gặp của olanzapine là gây tăng cân buồn ngủ tụt huyết áp tư thế đứng và táo bón Bệnh nhân dùng olazapine tương đối hiếm gặp tác dụng phụ ở liều thông thường nhưng tăng lên rõ rệt khi bệnh nhân dùng liều cao trên 30mg/ngày. Một số báo cáo còn ghi nhận mối liên quan của việc điều trị olanzapine với nguy cơ xuất hiện bệnh đái tháo đường týp 2 và các rối loạn mỡ máu

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật