4 cách thức khoa học có thể xóa đi sự lo lắng về buổi hẹn hò đầu tiên

Đôi khi sự hồi hộp, lo lắng quá độ có thể khiến bạn tự làm hỏng đi buổi hẹn hò đầu tiên mà bạn trông đợi bấy lâu nay.

Nhà khoa học Olivia Remes thuộc Đại học Cambridge, Anh đã giải thích việc khoa học có thể giúp bạn xóa đi sự lo lắng, hồi hộp và lấy được sự tự tin trong buổi hò hẹn đầu tiên.

Đừng tập trung vào những điều tiêu cực

Những người quá lo lắng thường có xu hướng lo ngại về những điều không hay có thể xảy ra trong buổi hẹn hò và lo ngại rằng họ có thể làm hoặc nói một điều gì đó gây xấu hổ cho bản thân. Các suy nghĩ này không những gây ra tình trạng tiêu cực trí não mà còn gây ra những thay đổi sinh lý có hại, chẳng hạn như gây tăng cao kích thích tố căng thẳng

Trạng thái tiêu cực như vậy sẽ khiến bạn khó có thể thể hiện bản thân mình tốt nhất và gây được ấn tượng tốt.

Một cách hiệu quả để có thể vượt qua được điều này là dừng ngay việc nghĩ tới những điều tiêu cực có thể xảy ra. Ngay khi có một ý nghĩ đáng lo ngại nào đó hiện ra trong đầu, hãy xua tan nó đi ngay. Cố gắng thiền định và thư giãn cơ thể, đưa tâm trí bạn trở lại trạng thái tĩnh tại.

Lo lắng quá độ có thể khiến bạn tự làm hỏng đi buổi hẹn hò đầu tiên

Lo lắng quá độ có thể khiến bạn tự làm hỏng đi buổi hẹn hò đầu tiên

Đối diện với sự sợ hãi

Một trong những cách tốt nhất để vượt qua được nỗi sợ hãi là đối mặt với những tình huống làm bạn sợ hãi. Liên tiếp đặt mình vào các tính huống hoặc đối mặt với những người mà khiến bạn sợ hãi sẽ khiến bạn dần dần nhận ra rằng tình huống đó, con người đó không đáng sợ như bạn tưởng tượng. Đơn cử, khi bạn tham gia một sự kiện xã hội nào đó, hãy tập nói chuyện nhỏ với ai đó trong một khoảng thời gian ngắn, hoặc đứng lên phát biểu giữa đám đông. Điều này sẽ khiến tâm trí bạn ngừng coi những tình huống xã hội là đáng sợ và giúp bản quản lý tốt hơn khi gặp mặt người mình thích hoặc chỗ đông người.

Không lặp đi lặp lại những cuộc hội thoại trong đầu

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự nhai đi nhai lại – hoặc liên tục tưởng tượng ra những tình huống hoặc các đoạn hội thoại trong tâm trí bạn (đặc biệt là với những người bạn không biết chắc họ như thế nào) – chỉ làm tăng sự lo lắng trong bạn mà thôi.

Nếu có vấn đề nào đó cần phải xử lý, phải tập trung vào sửa nó hoặc làm một điều gì đó về nó, nhưng đừng phản ứng với nó. Đây gọi là sự tập trung giải quyết vấn đề. Theo các nghiên cứu, người nào xử lý vấn đề với sức khỏe tâm thần tốt hơn, sẽ có xu hướng tích cực hơn và có kết quả tốt hơn so với những người xử lý vấn đề theo cách đối phó bằng cảm xúc. Cụ thể, nếu ai đó làm một điều gì đó làm phiền bạn, hãy nói với họ, chứ đừng nghiền ngẫm hay suy nghĩ về nó sau đó.

Người ấy có xứng đáng hay không?

Rất nhiều cuốn sách tâm lý nói về việc bạn nên làm gì để thu hút sự sự chú ý của người khác. Nhưng điều đó dường như hoàn toàn sai lầm. Cô ấy hoặc anh ấy có thể hấp dẫn và hài hước – và biết cần nói điều gì để giữ bạn lại – những điều đó liệu có đủ?

Thay vì lo lắng việc bạn trong mắt người khác như thế nào hoặc tự chỉ trích bản thân, hãy cố gắng tìm hiểu thêm về anh ấy/cô ấy và liệu người đó có thực sự đáng để gắn bó hay không.

Có thể bạn sẽ khám phá ra rằng người mà bạn đang thích đang nói dối hoặc không đáng tin cậy, hay là một con người ích kỷ. Vậy liệu đó có phải kiểu người mà bạn thấy xứng đáng để xây dựng quan hệ lâu dài và gắn bó?

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật