Làm sao để chia tay trong êm đẹp tránh tổn thương đối phương?

Trước tiên, hãy cân nhắc lời ăn tiếng nói, tránh những từ ngữ quá tổn thương khiến người ấy không thể chịu đựng được, cũng tránh việc phát ngôn tùy hứng để rồi đưa đẩy câu chuyện đi theo hướng khác.

Chuẩn bị sẵn sàng những lời cần nói

Một khi bạn đã bắt đầu cuộc nói chuyện chia tay một cách nghiêm túc, mỗi từ ngữ đưa ra đều mang sức nặng của sự căng thẳng Vì thế, hãy chuẩn bị trước những điều sẽ nói và ghi nhớ chúng. Hãy cân nhắc việc sử dụng từ ngữ, tránh những từ ngữ quá tổn thương khiến người ấy không thể chịu đựng được, cũng tránh việc phát ngôn tùy hứng để rồi đưa đẩy câu chuyện đi theo hướng khác. Việc chuẩn bị sẵn những lời cần nói cũng giúp bạn làm quen với áp lực trong khi trò chuyện, tránh trường hợp quá mủi lòng trước thái độ của đối phương rồi tiếp tục duy trì mối quan hệ bế tắc của hai người.

Chuẩn bị sẵn sàng những lời cần nói khi muốn chia tay

Chuẩn bị sẵn sàng những lời cần nói khi muốn chia tay

Chọn một không gian phù hợp

Một nơi yên tĩnh sẽ phù hợp hơn cho cuộc nói chuyện của bạn. Nên tránh những nơi kỉ niệm của 2 người, vì điều ấy sẽ kiến cho đối phương cảm thấy như nỗi đau tăng lên gấp nhiều lần. Nơi những lời nói, hình ảnh hạnh phúc của 2 bạn được khắc sâu vào từng khoảng không gian cũng là nơi tràn ngập nước mắt ly biệt, thực sự khó lòng có thể chịu đựng được cảm xúc đớn đau đó. Bạn cũng nên tránh thời điểm mà người ấy đang bận rộn cho công việc hay có quá nhiều việc phải lo lắng, lời chia tay của bạn sẽ khiến cho anh ấy/cô ấy cảm thấy như rơi xuống vực thẳm và stress đến cực điểm.

Tinh tế

Chia tay không nhất thiết phải có lý do. Nhiều khi bạn có xích mích đến độ không thể hàn gắn được nữa, nhưng có khi chỉ đơn giản là hết yêu Nhưng đừng quá vội vàng và vô tình mà nói rằng “Chia tay do không còn tình cảm”, sẽ khiến người ấy tổn thương. Nên khéo léo một chút mà nói rằng “Mình hãy tạm xa nhau một thời gian nhé”, dù gì thì việc xa nhau một thời gian cũng khác xa với việc chia tay, nhờ thời gian xoa dịu, vết thương của đối phương sẽ sớm lành lặn thôi.

Ngoài ra, cho dù đối phương quá đáng đến mức bạn không thể chịu đựng nổi mà phải chia tay, cũng đừng bao giờ nói lời quá cay độc mà lôi hết tội lỗi to nhỏ lớn bé từ trước tới giờ ra để liệt kê. Càng không nên thêm những ngôn từ mang sắc thái mỉa mai, nhạo báng. Việc đó không đem lại kết quả gì mà chỉ khiến người ấy cảm thấy đau hơn, còn chính bạn, sau này cũng thấy mình thật quá đáng.

Đặt ra khoảng cách giữa hai người

Trong thời gian này, những hành động, biểu hiện thân mật của hai bạn trước đây nên đẩy lùi vào quá khứ. Vẫn nói chuyện nhưng nói hết sức nghiêm túc, đừng đùa giỡn quá trớn và tuyệt đối không nên đem chủ đề tình yêu ra để trò chuyện. Không nhắc đến người khác phái, cũng không nên để đối phương nuôi thêm hy vọng bằng việc nói những lời yêu thương khiến người ấy thêm hiểu lầm.

Khi online "chat chit" cũng đừng nên quá nhiệt tình, hãy để “nửa kia” tự hiểu ra hiện trạng của 2 người, tránh những lầm tưởng. Nếu người ấy có nhờ bạn đi cùng có việc thì cũng đừng viện cớ từ chối, cứ nên đi cùng người ta, nhưng nếu anh ấy/cô ấy liên tục nhờ với tần suất và mật độ cực dày thì bạn nên suy xét và viện cớ từ chối. Có lẽ là người ta chưa quen với sự thiếu vắng của bạn. Cư xử khéo léo một chút, hãy cho người ta một khoảng thời gian, để có thể xóa nhòa hình ảnh bạn.

Tế nhị khi tiếp tục quan hệ

Dù chia tay nhưng hai bạn vẫn là bạn, và có thể sẽ trở thành người thân thiết hơn trước. Một số người sau khi chia tay thường có xu hướng “bám” lấy người yêu cũ, dù không còn quan hệ chính thức, họ đóng cho mình cái mác “bạn thân” và tìm mọi cách ngăn chặn “tình cũ” tìm kiếm người mới.

Để đối phó với những anh chàng/cô nàng này, tốt nhất bạn nên giữ một khoảng cách nhất định với họ, không xa lạ nhưng cũng không nên quá quan tâm để họ tránh ngộ nhận rồi nuôi hi vọng. Bạn cũng nên đưa ra lời đề nghị tế nhị nhưng thẳng thắn là hãy cùng nhau xây dựng một tình bạn đẹp

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật