5 dấu hiệu cảnh báo điện thoại phát nổ sau vài phút, tránh xa ngay kẻo toi đời

Tối qua, em đang ăn cơm thì nghe thấy bụp 1 phát, rồi tiếng hét toáng từ nhà bên cạnh. Chạy sang thấy 2 đứa trẻ con đang khóc ầm ĩ, trên giường có 1 chiếc điện thoại phát nổ đen xì.

Hóa ra bà mẹ bận đi chợ nên bảo 2 chị em ở nhà trông nhau, cô chị vừa sạc điện thoại vừa bật hoạt hình cho em xem. Chắc điện thoại đã cũ, lại sạc trên đệm nên tích nhiệt rồi phát nổ. Cũng may lúc đó 2 đứa bé không ngồi gần không thì nguy hiểm.

Nguy hiểm lắm nên đừng mẹ nào chủ quan nha! Trước khi phát nổ, điện thoại thường có những dấu hiệu này nè, các mẹ xem rồi tránh nhé:

Trong trường hợp các chị thấy điện thoại nóng đột ngột hãy ngừng việc sử dụng lại trong chốc lát

Trong trường hợp thấy điện thoại nóng đột ngột hãy ngừng việc sử dụng lại trong chốc lát

 

1. Máy điện thoại bỗng dưng quá nóng

Các mẹ nên biết rằng nhiệt độ không chỉ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ trên máy mà còn có thể gây nổ máy. Trong trường hợp các chị thấy điện thoại nóng đột ngột hãy ngừng việc sử dụng lại trong chốc lát để máy nguội bớt.

Trong trường hợp không sử dụng nhưng máy vẫn nóng thì các mẹ cần thử khởi động lại máy, nếu vẫn không hết bạn hãy ghé lại trung tâm bảo hành để tiến hành kiểm tra máy nhé.

2. Bị rơi hay va chạm mạnh

Va chạm mạnh không chỉ ảnh hưởng đến phần vỏ hay màn hình của máy mà đôi khi do lực tác động quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến những linh kiện bên trong, dẫn đến việc điện thoại phát nổ.

Nếu lỡ có rơi rớt các chị nhớ kiểm tra xem máy có bị nóng lên đột ngột hay hoạt động chậm đi không để xác định tình trạng máy nhé. Để hạn chế trường hợp này có thể xảy ra, chị em có thể trang bị thêm ốp lưng để bảo vệ điện thoại của mình tốt hơn.

3. Điện thoại nóng dần khi đang sạc

Nhiều mẹ sạc điện thoại trên đệm khiến cho nhiệt tích tụ không thoát ra được gây nóng máy, hoặc dại dột hơn là vừa sạc vừa dùng cũng có thể khiến điện thoại phát nổ.

Lý do là khi pin tiếp xúc với dòng điện sẽ làm tăng áp lực lên bề mặt vỏ pin, khi đạt đến 1 nồng độ nhất định sẽ phát sinh cháy nổ. Hầu hết pin dùng cho điện thoại là loại pin Lithium – bé nhưng nhiều năng lượng. Sẽ không quá nếu ví pin lithium giống như một quả bom nổ chậm.

4. Sử dụng pin kém chất lượng

Pin kém chất lượng thường sẽ dễ nóng lên, sử dụng nhanh hết và thậm chí là làm cho máy chậm hơn bình thường. Vậy nên, khi lựa chọn mua những sản phẩm điện tử cần dùng pin, hãy đảm bảo đã thay pin hoặc mua máy ở những địa chỉ, trung tâm bảo hành, cửa hàng uy tín chính hãng. Đừng chỉ vì ham rẻ mà mua những linh kiện có thể là hàng kém chất lượng để xảy ra những trường hợp đáng tiếc các mẹ nhé!

5. Sử dụng sạc kém chất lượng

Bên cạnh pin, việc lựa chọn và sử dụng sạc pin chính hãng cũng rất quan trọng. Điều này chẳng những đảm bảo tuổi thọ của pin không bị chai, điện thoại không bị hư hỏng mà còn đảm bảo rằng máy sẽ không bị phát nổ khi sạc, do sạc pin chính hãng đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn chống cháy nổ trước khi được bán ra.

- Khi điện thoại, pin có hiện tượng cháy nổ cần làm gì? Khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm như – pin nóng lên hoặc phồng lên hoặc pin/ thiết bị bốc khói, bốc lửa… chị em cần bình tĩnh và thực hiện ngay những điều sau.

Việc lựa chọn và sử dụng sạc pin chính hãng cũng rất quan trọng

Việc lựa chọn và sử dụng sạc pin chính hãng cũng rất quan trọng

NÊN LÀM – NGẮT ĐIỆN ngay lập tức trong trường hợp đang sạc pin. – TRÁNH XA chiếc điện thoại khi nó đang bốc cháy.

Và hãy nhớ… TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng tay trần để tiếp xúc thiết bị.

Trong trường hợp các mẹ buộc phải cầm điện thoại lên khi chúng đang bốc cháy, hãy SỬ DỤNG DỤNG CỤ chẳng hạn như 1 cái kẹp, đeo găng tay chống cháy, trang bị khẩu trang chống độc để tránh hít phải hóa chất độc hại… và đừng để chúng lại gần vật dụng dễ cháy

– Cố gắng DẬP LỬA BẰNG NƯỚC. Việc làm này có thể khiến phản ứng hóa học bên trong pin càng trở nên trầm trọng hơn, khiến đám cháy lan rộng ngoài tầm kiểm soát, đặc biệt là trong không gian kín. Vì thế, chị em nên dùng cát, baking soda để dập chiếc điện thoại đang bốc cháy sẽ tốt hơn nhiều.

Lưu ý buộc phải nhớ để phòng điện thoại phát nổ:

– Ngừng sạc nếu điện thoại trở nên quá nóng.

– Dùng sạc uy tín.

– Không sạc điện thoại trên giường. Đây là thói quen nguy hiểm khi cắm sạc và cầm điện thoại nằm trên giường. Việc đặt điện thoại trong chăn, gối, nệm vô tình khiến cho nhiệt độ khó tỏa ra bên ngoài hơn. Đồng thời nếu như có cháy nổ xảy ra khi chúng ta đang ngủ thì cũng là tình huống cực kỳ nguy hiểm.

– Nên sạc máy ở nơi mát mẻ, thoáng khí. Tránh sạc máy dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, cạnh khe thoát nhiệt của máy tính, trong xe hơi đóng kín không điều hòa vào những ngày nóng,…

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật