Bí kíp giúp cha mẹ "gần con" bồi đắp tình cảm sau giờ tan làm

Trong trường hợp cha mẹ đi làm bận rộn thì làm thế nào để bồi đắp tình cảm, giúp cho cha mẹ và con cái gần gũi với nhau hơn?

Kể cho con nghe ‘đi làm’ là gì

Trẻ nhỏ đều có tính hiếu kỳ, có thể bé sẽ tò mò muốn biết ‘đi làm’ là như thế nào. Bạn có thể kể cho bé nghe một chút về những việc bạn làm, ví dụ như ‘Mẹ làm việc dạy học cho các bạn nhỏ, dạy các bạn viết chữ, đọc thơ’ hay ‘Hàng ngày công việc của bố làm là lái ô tô đi nhiều nơi’…

Như vậy, trẻ dần dần có thể hiểu thêm về một số chuyện liên quan đến việc ‘đi làm’, cũng sẽ phần nào cảm nhận được cha mẹ đã vất vả như thế nào, hiểu được rằng làm việc tốt và thuân lợi có thể khiến con người vui vẻ. Nếu có điều kiện và không ngại ảnh hưởng đến công việc, bạn có thể thỉnh thoảng dẫn con đến nơi làm việc để bé càng dễ hình dung.

Đừng quên những nhu cầu của bé

Vì bố mẹ đi làm từ sáng tới tối nên nhiều bé nghĩ rằng, bố mẹ coi trọng công việc hơn mình. Nhiều cha mẹ là người có địa vị cao trong xã hội và được mọi người ngưỡng mộ nhưng khi về đến nhà lại quên mất việc dành thời gian gần gũi con cái. Trẻ em không thích việc cha mẹ về nhà mà vẫn làm việc, vì như vậy chẳng những chúng không được chơi đùa với cha mẹ, mà còn phải tránh gây tiếng ồn vì sợ làm phiền người lớn. ‘Con đi chỗ khác chơi’, ‘Đừng nghịch nữa, bố đang làm việc’…

Vì vậy nhiều trẻ nhỏ nghĩ rằng bố mẹ không quan tâm đến mình. Các bậc cha mẹ hãy nhớ nhé, dù bận mấy thì khi về đến nhà cũng nên dành thời gian cho các bé yêu

Mẹ nên chia sẻ với con để tháo gỡ khúc mắc tâm lí (Ảnh: Internet)

Mẹ nên chia sẻ với con để tháo gỡ khúc mắc tâm lí (Ảnh: Internet)

Lắng nghe con nhiều hơn

Một nhà tâm lý học đã nói: ‘Nếu muốn mối quan hệ giữa mình và con cái tốt đẹp, cha mẹ nên thường xuyên lắng nghe những tâm sự của các con hơn’. Nhiều cha mẹ cố gắng nói chuyện với con nhưng lại vừa nghe vừa đọc báo hoặc xem ti vi, như vậy sẽ tạo cảm giác bạn không tôn trọng con và không thực sự để tâm đến cuộc nói chuyện.

Cũng có một số người lại thường chọn cách né tránh những vấn đề nhạy cảm (như chuyện tình yêu giới tính) khi con cái tỏ ý muốn trò chuyện. Đừng né tránh mà hãy ngồi xuống nghe con chia sẻ, giúp con từ từ tháo gỡ những khúc mắc tâm lý. Làm như vậy chắc chắn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ thân mật và bền vững hơn.

Khởi đầu ngày mới với niềm vui

Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, nhiều gia đình bắt đầu ngày mới với không khí khẩn trương, bận rộn. Không ít ông bố, bà mẹ thúc giục con làm vệ sinh cá nhân hay ăn sáng bằng cách quát tháo. Buổi sáng là thời điểm bắt đầu của một ngày, cũng là thời điểm rất quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trạng con người trong cả ngày hôm đó.

Vì thế hãy dừng việc quát nạt bé mà nên dần dần rèn cho bé tính tự lập, cho bé thấy lợi ích của việc tự giác thức dậy và ăn sáng đúng giờ. Cha mẹ hãy cố gắng dùng bữa sáng với trẻ, tạm biệt bé bằng một cái ôm hoặc những câu động viên khích lệ trước khi vào lớp. Một khởi đầu vui vẻ sẽ giúp cho bé thêm tự tin hơn trong suốt cả ngày dài.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật