Cận thị học đường: Những nguyên nhân bạn không ngờ đến

Tại Việt Nam những năm trở lại đây cận thị học đường đang có xu hướng ngày càng tăng.

Các bậc phụ huynh nếu quan tâm tới đôi mắt của con em, hãy thường xuyên tự mình đặt và trả lời câu hỏi: Góc học tập của con mình có đủ ảnh sáng không? Bàn ghế đã được kê đúng tỉ lệ hay chưa? Các con ngồi học như thế nào? Thời gian các con xem tivi bao lâu?...

Phụ huynh đừng để đến khi các con phải mang những đôi kính dày cộp mới bắt đầu lo lắng, bởi cận thị thường xuất hiện và tiến triển nhanh ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Ở Việt Nam, trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3 này, cận thị học đường đang có xu hướng gia tăng.

Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Tỷ lệ học sinh bị cận thị tăng lên theo cấp học và xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau.

Do môi trường học tập

Môi trường học tập của học sinh chưa tốt được thể hiện ở các điểm sau: chiếu sáng nơi học (phòng học, góc học tập) của các em chưa đủ sáng. Bàn ghế học tập không phù hợp với tầm vóc của học sinh.

Do tư thế khi ngồi học của học sinh

Ngồi sai trong các giờ học, nhất là khi viết bài hay làm bài tập khiến các em để mắt gần sát mặt bàn mà không được nhắc nhở cũng là một trong những nguyên nhân gây cận thị. Một số em cũng có thói quen vừa nằm vừa đọc sách gây ảnh hưởng và làm mắt nhanh chóng bị mỏi.

Do chương trình học tập chính khóa quá tải so với lứa tuổi

Chương trình học chính khóa quá tải, thời gian học tại lớp trong 1 ngày, 1 tuần tại trường quá dài (từ 6 - 7 giờ trong ngày hoặc 30 - 36 giờ trong tuần) khiến mắt các em phải hoạt động liên tục, gây căng thẳng Ngoài ra, các em còn phải học thêm từ 1 - 2 buổi trong 1 tuần khiến tình trạng này ngày càng trở nên tồi tệ.

Chưa kể đến học sinh từ nhỏ tuổi cho đến lớn tuổi đang có xu hướng sử dụng các loại thiết bị vi tính ngày càng nhiều và càng tăng cho nên con mắt vốn đã bị mỏi mệt trong quá trình học tập nay lại tiếp tục mệt mỏi thêm.

Như thế để thấy đôi mắt của các em đã và đang phải hoạt động nhiều mà rất ít được nghỉ ngơi, trong khi nhà trường và bố mẹ lại rất ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng. Từ đó đôi mắt trong sáng của các em đang từ tinh nhanh sẽ chuyển dần sang mệt mỏi dẫn tới tình trạng cận thị giả rồi chuyển tới cận thị thật.

Cần có biện pháp hữu hiệu

Để ngăn ngừa và giảm tình trạng cận thị học đường, cần có sự quan tâm từ cả 2 phía nhà trường và gia đình

Trước hết, nhà trường cần phải có cán bộ y tế trường học để sớm phát hiện những học sinh có dấu hiệu suy giảm thị lực qua qua các đợt kiểm tra để có biện pháp đề phòng.

Nhà trường cũng phải thực hiện việc chiếu sáng (chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo) đầy đủ tại các phòng học, đặc biệt là bảng treo tường phải đầy đủ ánh sáng. Trang bị, cải tạo hoặc sắp xếp lại bàn học và ghế ngồi tại các phòng học sao cho kích thước của bàn và ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh các cấp học.

Bên cạnh đó, nhà trường phải sắp xếp chương trình học tập cho từng cấp học sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Sắp xếp thời khóa biểu trong ngày, trong tuần hợp lý và xen kẽ giữa những môn học cần phải sử dụng mắt trong thời gian dài, ngắn trong một buổi học và tuần học. Tuyệt đối không tổ chức học thêm hay luyện thi khi các em đang còn phải tập trung học những môn chính khóa.

Trong những giờ đứng lớp, thầy cô giáo nhắc nhở các em khi ngồi học phải ngay ngắn để tránh cận thị.

Gia đình cũng cần phải nhắc nhở và uốn nắn các em, đồng thời phải thường xuyên đưa con em đi khám định kỳ để sớm phát hiện ra các tật về khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng để sớm có biện pháp khắc phục.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật