Đây là lý do vì sao bố mẹ không bao giờ nên để bé lớn trông em

Nhà tâm lý học người Nga cực lực khuyên các bậc phụ huynh không nên để bé lớn nhà mình trông em.

Khi có thêm một đứa trẻ trong gia đình đồng nghĩa với khối lượng công việc cũng như thời gian tiêu tốn tăng lên gấp đôi. Vì luôn phải tất bật việc nhà, không có thời gian trông con, nhiều mẹ đã chọn cách nhờ bé lớn trông em của mình. Nhưng một nhà tâm lý học người Nga đã cực lực khuyên các bậc phụ huynh không nên chuyển giao trách nhiệm trông con cho anh chị bé. Dưới đây là lí do.

Mọi chuyện bắt đầu từ một phút bận rộn. Bạn nói: 'Trông em cho mẹ một lúc, mẹ sẽ quay lại ngay'. Khi quay lại, bạn không nhận thấy có vấn đề gì. Em bé có thức dậy, nhưng không khóc. Anh chị bé khẽ đưa nôi và bắt chước giọng mẹ để dỗ em. Hẳn bạn sẽ thấy rất tự hào về bé lớn nhà mình và muốn để bé trông em nhiều hơn.

Để bé lớn trông em có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Để bé lớn trông em có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Việc này tiếp diễn cho đến một lần nọ, bạn đưa hai bé đi chơi công viên. Bạn nói: 'Trông em cho mẹ một lúc, mẹ đi mua đồ một lát rồi sẽ quay lại ngay'. Khi bạn trở lại công viên với túi mua hàng của mình, bé lớn muốn tỏ ra thành thạo và đẩy xe nôi của em lại phía bạn. Nhưng bé lại vô tình đu người lên tay đẩy và khiến chiếc xe bị lộn nhào. Cả bé lớn và bé nhỏ đều khóc thét vì sợ hãi.

Yêu cầu tối thiểu khi để cho bé lớn trông em, đó là hai bé phải chênh lệch nhau ít nhất 12 tuổi. Nếu không, rất nhiều chuyện không may có thể xảy ra. Để bé lớn trông em một vài phút khi bạn quay lưng lại nấu nướng thì được, nhưng chỉ một vài phút, không hơn.

Có lẽ sẽ có những phụ huynh phản bác ý kiến này bằng luận điểm: 'Tôi vẫn để cho con lớn của mình trông em và chẳng có vấn đề gì hết'. Nhưng trên thực tế, nếu bạn đến bệnh viện hỏi thăm, các y tá sẽ kể cho bạn nghe tường tận về chuyện đổ nước sôi, ngã qua cửa sổ, bàn là nóng, hóc đồ chơi, dán băng dính lên mũi… Không thiếu những nguy hiểm rình rập ngay trong ngôi nhà bạn.

Nếu nhờ bé lớn trông em, bạn và bé phải có những thỏa thuận nhất định.

Nếu nhờ bé lớn trông em, bạn và bé phải có những thỏa thuận nhất định.

Một em bé 7 tuổi không thể nào lường trước được mọi mối nguy để bảo vệ một bé khác trước những nguy hại ấy. Đôi khi chúng còn tạo điều kiện cho việc đó xảy ra. Bạn nên hiểu, dù các bé lớn đã đến tuổi đi học nhưng sự tò mò, hiếu động vẫn ngập tràn trong trí óc. Bậc phụ huynh nào cũng muốn bé nhà mình chín chắn và giàu tinh thần trách nhiệm hơn bằng cách giao em cho bé trông coi, nhưng cũng cần đánh giá khả năng của trẻ một cách thực tế.

Trong trường hợp bé lớn nhà bạn đã hơn 12 tuổi, bé đã đủ nhận thức để làm nhiệm vụ bảo mẫu một cách hoàn chỉnh. Bạn có thể yên tâm giao em cho bé, nhưng trước đó, phải đảm bảo thực hiện những thỏa thuận sau.

Bé có thể chơi với em bao lâu tùy thích, nếu bé muốn. Nhưng nếu bạn bất ngờ muốn bé trông em, chịu trách nhiệm và đảm bảo sự an toàn cho em, bạn phải thực hiện một cuộc trao đổi. Ở tuổi thiếu niên, các bé có hàng trăm mối bận tâm khi vừa phải học tập vừa phải giao lưu kết bạn, hòa nhập với cộng đồng. Việc bạn yêu cầu bé trông em giống như bạn 'thuê' bé làm bảo mẫu. Bạn nhất định phải bù cho bé một khoảng thời gian tương ứng của bạn.

Bạn phải hiểu, cha mẹ là người duy nhất phải chịu trách nhiệm trông nom bé.

Bạn phải hiểu, cha mẹ là người duy nhất phải chịu trách nhiệm trông nom bé.

Ngoài ra, nếu bạn muốn bé trông em giúp bạn thường xuyên, bạn và bé phải thống nhất bé sẽ làm trong bao nhiêu tiếng, vào những ngày nào trong tuần. Điều này giúp bé giữ thái độ tích cực hơn trong công việc, đồng thời tạo nên mối liên hệ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.

Bạn cần phải nhớ một điều quan trọng, là bé không phải chịu trách nhiệm khi bạn quyết định sinh thêm con, hay không thể sắp xếp thời gian để trông con. Chỉ trừ những trường hợp đặc biệt, còn lại, chăm con hoàn toàn là nhiệm vụ của cha mẹ và chỉ cha mẹ mà thôi. Bé lớn có thể giúp đỡ chứ không có nghĩa vụ trông em.

Có những phụ huynh thường la mắng bé lớn 'không trông em tử tế', 'tại sao lại để em ngã', 'tại sao lại để em bày bừa ra như vậy'. Chính những điều này để lại ám ảnh tâm lý đối với các bé, khiến bé ghét việc chăm trẻ và vĩnh viễn không muốn sinh con Vì vậy, nếu bạn muốn bế con, hãy hiểu rằng chỉ có bạn là người duy nhất có thể chăm sóc con mình một cách toàn diện.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật