9 điểm đáng nói về bệnh nghiện giật tóc không phải ai cũng biết

Trichotillomania là hội chứng nghiện giật tóc, căn bệnh tâm thần nghiêm trọng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhiều người không nhận biết nên coi như vô hại. Trichotillomania là một dạng rối loạn đặc trưng bởi sự thôi thúc không thể kiềm chế được phải kéo đứt lông, tóc trên cơ thể mới yên. Vì vậy, nó cũng được xếp vào dạng bệnh nghiện và phát triển âm thầm, nếu nặng có thể dẫn đến hói đầu và viêm nhiễm trầm trọng.

Bệnh phát triển từ một thói quen vô tình

Một số người mắc hội chứng Trichotillomania cho biết, ban đầu chỉ là thói quen nhẹ như xoắn tóc vuốt lông mi lông mày nhưng lâu dần tạo thành thói quen khó sửa, phải kéo và nhổ tóc thì mới dễ chịu. Khi đã phát bệnh, những thói quen này rất khó bỏ, thậm chí còn vượt quá tầm kiểm soát và hậu quả dẫn đến nhổ trụi cả lông mi, lông mày, tóc bị thưa dần trong khi đó tật xấu lại không giảm.

Những dấu hiệu cảnh báo

Do hội chứng Trichotillomania có xu hướng bắt đầu từ tuổi vị thành niên nên các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo không rõ ràng và thường bị bỏ qua bởi những người xung quanh. Cùng với hội chứng Trichotillomania, trẻ nhỏ còn có một số tật xấu khác như cắn móng tay cũng là dấu hiệu bất ổn cho một căn bệnh rối loại tâm thần nhưng dễ bị bỏ qua và giống như hầu hết các dạng rối loạn tâm thần khác, Trichotillomania ngày càng trở nên tệ hơn theo thời gian nếu như không được can thiệp kịp thời.

Căn bệnh ít được quan tâm?

Phải nói ngay rằng Trichotillomania là căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh thấp nên ít được quan tâm như những căn bệnh rối loạn tâm thần khác. Ví dụ, tại Mỹ có khoảng 200.000 người bị ảnh hưởng, những người này lại im lặng, hoặc sống âm thầm, cô lập, sợ xấu hổ nên tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.

Từ Trichotillomania “biến chứng” thành Trichotillophagia

Trong khi Trichotillomania là giật tóc do ám ảnh thì Trichotillophagia lại thiên về ăn tóc, tất cả hai dạng hội chứng này đều có những điểm giống nhau kiểu như “sinh đôi”. Nếu ban đầu mắc bệnh Trichotillomania, không được điều trị kịp thời thì dễ “biến chứng” chuyển sang dạng Trichotillophagia. Và khi đã chuyển sang ăn tóc một cách bắt buộc có thể gây ra nhiều mối nguy cho cơ thể. Cực đoan nhất của hiện tượng này hình thành khối tóc khổng lồ kết lại trong dạ dày làm giảm cân đau bụng và buộc phải cấp cứu phẫu thuật.

Chỉ có phụ nữ mới mắc hội chứng Trichotillomania?

Một nghiên cứu gần đây do các nhà khoa học Mỹ thực hiện cho thấy, tỷ lệ áp đảo người bị Trichotillomania là phụ nữ Cho đến nay khoa học vẫn chưa giải thích được lý do của hiện tượng này. Rất có thể phụ nữ có xu hướng hướng nội (nội cảm xúc) còn đàn ông lại có xu hướng hướng ngoại (ngoại cảm xúc) vì vậy phụ nữ thường hay tự tìm kiếm cảm xúc bằng cách nhổ tóc để không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Bí ẩn do gen?

Nhờ các tiến bộ khoa học, người ta đã khám phá ra nhiều bí ẩn liên quan trong đó có yếu tố do gen do di truyền. Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một gen được cho là thủ phạm làm gia tăng bệnh Trichotillomania. Giống như các gen “gây nghiện” đột biến gen gây Trichotillomania cũng sao chép, di truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu hệ gen của những người bị rối loạn Trichotillomania để sớm tìm ra liệu pháp ngăn chặn căn bệnh này phát triển.

Trichotillomania có phải là bệnh OCD?

Cho đến nay đã có rất nhiều tranh luận về Trichotillomania để tìm hiểu xem Trichotillomania có phải là bệnh OCD không? Trichotillomania là một rối loạn bốc đồng còn OCD là rối loạn ám ảnh. Như vậy, sự khác biệt của hai căn bệnh này là không đáng kể. Thậm chí cả hai còn có thể hoán đổi cho nhau, vì vậy việc điều trị đôi khi cũng được áp dụng tương tự. Nếu mắc chứng xoắn, giật tóc có thể là mắc bệnh OCD nhưng chính xác phải là do hội chứng Trichotillomania gây ra.

Hiệu ứng tiêu cực của bệnh Trichotillomania

Tự kéo, nhổ và ăn tóc sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm cho sức khỏe gây trọc đầu, giảm vẻ đẹp, gây chứng viêm nhiễm da và rối loạn cấp tính, tăng stress làm tăng tính tự ti, làm cho người bệnh thấy xấu hổ về hình thức, ngại tiếp xúc và dẫn đến xa lánh cộng đồng, cảm giác tội lỗi và làm tăng tỷ lệ quyên sinh.

Hội chứng Trichotillomania có thể chữa khỏi?

Như trên đề cập, Trichotillomania là căn bệnh hiếm gặp nên việc điều trị mang tính tình thế. Hiện tại, mới chỉ có một số cách điều trị như nhận thức hành vi trị liệu, như thôi miên và dùng một số thuốc nhất định. Những loại dược phẩm có tác dụng trấn an người bệnh và ngăn chặn sự thôi thúc giật tóc. Tối ưu nhất trong điều trị hội chứng Trichotillomania là kết hợp nhiều loại thuốc và liệu pháp khác nhau trong thời gian dài như ở hầu hết các loại bệnh rối loạn tâm thần mà con người mắc phải. Riêng những người trong cuộc phải có quyết tâm cao biết “vượt lên chính mình” để tồn tại, tự đấu tranh để loại trừ tật xấu. Duy trì cuộc sống vận động ăn uống cân bằng khoa học, năng tiếp xúc cộng đồng, tư vấn bạn bè người thân, bác sĩ để điều trị đồng thời những căn bệnh mắc phải.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật