Cây thù lu cạnh - vị thuốc cổ truyền có tác dụng lợi tiểu

Theo y học cổ truyền, cây thù lu cạnh có vị đắng, tính mát, không độc; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khư đàm chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.

Cây thù lu cạnh còn có tên khác là lồng đèn, thuộc họ Cà. Là loại cây thảo mọc hằng năm, cao 50 -90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, cuống lá dài 15-30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Ðài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, bao trùm lên ở ngoài như cái túi, khi bóp quả vỡ phát ra tiếng bộp. Quả chứa nhiều hột nhỏ hình thận, khi chín ăn có vị chua, ngọt.

Cây ra hoa kết quả quanh năm, mọc hoang ở khắp nơi trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đường làng, đất hoang, ven rừng. Nhiều nơi bà con lấy làm rau ăn  có vị hơi đắng nhưng thanh mát dễ ăn. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Một số bài thuốc thường dùng

Bài 1: Chữa cảm sốt: Cây thù lu cạnh 100g, rửa sạch, giã nát chế nước sôi vào hãm 20 phút để uống ngày 2 - 3 lần, dùng trong 3 ngày liền.

Bài 2: Chữa mụn nhọt đau nhức (chưa vỡ mủ): Thù lu cạnh tươi 80g cây tươi rửa sạch, để ráo nước giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước để rửa vùng da bị tổn thương rất hiệu nghiệm.

Bài 3: Chữa viêm họng khàn tiếng ho có đờm đặc: Thù lu cạnh cành mang hoa lá khô 30g (tươi 100g), rửa sạch, cho vào ấm đổ 550ml nước sắc uống trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày liền.

Bài 4: Trị rôm sảy: Hằng ngày lấy cây thù lu cạnh tươi nấu nước tắm cho trẻ em để trị rôm sảy rất hiệu quả.

Ngoài ra, đã có rất nhiều nghiên cứu về dược tính  của  cây thù lu cạnh cho thấy, trong đó có một số các nghiên cứu chứng minh được hoạt tính in vitro của dịch chiết Physalis angulata trên các vi khuẩn mycobacterium và mycoplasmas, một số vi khuẩn gram dương và gram âm như Pseudomonas, Staphylococcus, Streptococcus. Riêng tại Nhật có một số nghiên cứu chú trọng đến các hoạt tính “in vitro” chống lại các siêu vi khuẩn bại liệt Herpes simplex I, sởi, ban hồng, trái rạ và cả HIV-I (do ức chế sao chép ngược).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật