Mụn nhọt là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị mụn nhọt

Mụn nhọt là gì?

Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn ở nang lông thường gây lở loét sâu trên da, có chứa mủ và gây đau. mụn nhọt thường hình thành thành từng khối, sưng và tấy đỏ. Các u nhanh chóng phát triển lớn hơn và tích mủ bên trong, làm người bệnh cảm thấy đau tại vùng da có u nhọt. Đến một lúc nào đó, u nhọt sẽ bị vỡ ra và chảy mủ.

Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn gây sưng, tấy

Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn gây sưng, tấy

Triệu chứng thường gặp

Mụn nhọt ban đầu chỉ là vết sưng nhỏ và hơi đau, có đường kính khoảng từ 1.5 đến 5 cm. Nhọt thường xuất hiện ở cổ, mặt, vùng eo, vùng háng, vùng dưới cánh tay và ở mông. Mụn nhọt càng lớn thì càng gây đau đớn nhiều hơn.

Một số Mụn nhọt có thể ở sâu trong da, sau đó mới phát triển, gây chảy mủ có máu và dịch trắng. Sau khi các u nhọt đã chảy mủ, cơn đau sẽ bớt đi nhưng chứng đỏ và sưng tấy vẫn còn kéo dài trong nhiều ngày hay nhiều tuần, thậm chí có thể để lại sẹo

Nếu không được chữa trị kịp thời, nhọt nhiễm trùng có thể lan vào máu và lây lan sang các bộ phận khác.

Nguyên nhân gây mụn nhọt 

Mụn nhọt thường xảy ra khi nang lông bị nhiễm vi khuẩn Staphylococus. Bệnh sẽ bắt đầu ở nang lông và dần dần ăn sâu vào bên trong các lớp da. Bệnh có thể lây lan sang người khác nếu có sự tiếp xúc với mủ của u nhọt. Trong một số trường hợp khác, nhọt phát triển tại nơi da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thông qua vết xước nhỏ hay vết côn trùng cắn.

Ngoài ra nhiễm trùng vết thương, vệ sinh kém, mặc quần áo chật, trầy da hoặc thường xuyên tiếp xúc với một số loại hóa chất hay mỹ phẩm cũng là các nguyên nhân gây ra u nhọt. Bên cạnh đó, các chứng rối loạn như tiểu đường hoặc nghiện rượu cũng có thể làm tăng khả năng bị u nhọt do suy giảm hệ miễn dịch

U nhọt có thể gây nên viêm nang lông và biến chuyển nặng hơn khi cơ thể đổ mồ hôi

Cần giữ da sạch sẽ, hạn chế hoạt động thể chất ra mồ hôi

Cần giữ da sạch sẽ, hạn chế hoạt động thể chất ra mồ hôi

Điều trị mụn nhọt hiệu quả

Tình trạng mụn nhọt có thể dễ dàng được kiểm soát nếu bạn:

- Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định 

- Giảm thiểu hoạt động thể chất cho đến khi vùng bị nhiễm trùng lành lặn hẳn. Tránh để ra mồ hôi và các môn thể thao trong khi đang bị nhọt.

- Giữ da sạch sẽ

- Thay quần áo và khăn trải giường mỗi ngày và giặt bằng nước nóng.

- Nên đi khám nếu bạn hay người thân trong gia đình bị u nhọt lâu không khỏi hoặc u nhọt làm mủ và gây đau nặng, cũng như các cơn sốt và các triệu chứng không thuyên giảm sau 3 - 4 ngày điều trị

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật