Một số bài thuốc thường dùng chữa bệnh với cây mỏ hạc

Cây mỏ hạc hay còn gọi là cây cỏ quan, lão quan thảo. Là cây thảo sống nhiều năm cao 30-50cm. Lá có cuống; phiến lá bị khía ít hay nhiều, gân lá chân vịt. Hoa mọc riêng lẻ hay xếp từng đôi một. Hoa có lá ở đài, 5 cánh hoa. Quả được tách thành 5 phân quả mắc vào đỉnh vòi nhờ những lưỡi nhỏ hút ẩm. Nứt dọc mà giải phóng hạt ra ngoài. Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng núi cao phía Bắc nước ta như: Lạng Sơn, Sapa,...

Theo quan niệm của Đông y , mỏ hạc vị chua, tính mát, có tác dụng thu liễm, chỉ tả, trừ phong thấp hoạt huyết thông kinh lạc, mạnh gân cốt, thanh nhiệt giải độc.

Bộ phận được sử dụng làm thuốc toàn cây thu hoạch vào tháng 6 -7, khi cây ra nhiều hoa. Rửa sạch, cắt  bỏ rễ và tạp chất phơi hay sấy khô.

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Chữa nhiễm trùng đường ruột, lỵ trực trùng, lỵ amip, viêm ruột:

Mỏ hạc 30g, rửa sạch cho 400ml nước, đun nhỏ lửa còn 120ml, chia 3 lần uống trong ngày. Có thể lấy mỏ hạc 30g, phượng vĩ thảo 30g, rửa sạch, cho 400ml nước đun nhỏ lửa còn 90ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 3-10 ngày.

Bài 2: Chữa viêm thấp khớp: 

Mỏ hạc 6g thiên niên kiện uy linh tiên sinh khương mỗi vị 15g. Cho tất cả vào nồi đổ 400ml nước, sắc còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 15 ngày.

Bài 3: Chữa đau dây thần kinh tọa: Mỏ hạc bạch thược ý dĩ nhân mỗi vị 30g; uy linh tiên 15g; nhũ hương 12g; cam thảo 2g. Cho 500ml nước, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày.

Bài 4: Chữa nội nhiệt sinh mụn nhọt: Mỏ hạc 9 - 15g, rửa sạch đổ 300ml nước chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 3 - 9 ngày.

Do thể trạng mỗi người khác nhau, khi áp dụng các bài thuốc có thể thay đổi, do đó bệnh nhân cần được bắt mạch,  khám bệnh tại lương y có kinh nghiệm, cơ sở y tế có uy tín.           

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật