Nhịp mạch là gì? Khi nào gọi là rối loạn nhịp mạch và cách điều trị

Nhịp mạch là gì?

Nhịp mạch là nhịp đập của động mạch thường bắt ở cổ tay nhịp tim là nghe ở tim hoặc biểu hiện trên điện tâm đồ. Mạch và nhịp tim thường bằng nhau, mạch bình thường từ 60-80 lần/phút. Mạch chậm được quy định là dưới 60 lần/phút. Gặp trường hợp mạch chậm, cần phải làm điện tâm đồ để xác định bản chất của nhịp chậm.

Nhịp mạch là nhịp đập của động mạch

Nhịp mạch là nhịp đập của động mạch

Tự bắt nhịp mạch

Mạch máu thường được sử dụng để bắt mạch là động mạch quay tại vị trí mặt trước cẳng tay, ngay phía trên nếp cổ tay, về phía ngón cái. Một số mạch máu khác cũng được sử dụng để bắt mạch là động mạch cánh tay, cảnh, bẹn, khoeo, mu chân, chày sau…

Cách bắt mạch quay như sau: Lòng bàn tay để ngửa – đặt hai ngón tay là ngón trỏ, ngón giữa của bàn tay kia lên vị trí mạch quay – ấn nhẹ để cảm giác mạch đập vào đầu ngón tay.

Nếu nhịp mạch đều, đếm số mạch đập trong 10 giây rồi nhân cho 6 sẽ được số mạch đập trong 1 phút. Cần bắt mạch ở hai tay để so sánh.

Rối loạn nhịp mạch và phải điều trị

Nếu nhịp tim của bạn khi nghỉ ngơi nằm ngoài khoảng giới hạn cho phép (dưới 60 nhịp/ phút hoặc trên 100 nhịp/phút), kèm theo một số triệu chứng sau thì rất có thể bạn đang gặp phải rối loạn nhịp tim cần điều trị sớm:

– Hồi hộp đánh trống ngực đau ngực

– Khó thở

– Chóng mặt hoặc choáng ngất

– Sút cân mệt mỏi kéo dài

– Đau đầu

– Vã mồ hôi

Ngay khi có những dấu hiệu nhịp mạch bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật