Những phương thuốc trị bệnh ngoài da với cây kim ngân

Kim ngân là loại dây leo, thân có thể bò hoặc leo trên diện rộng. Hoa, lá, cành đều được dùng làm thuốc nhưng người ta thường tách hoa để làm thuốc riêng vì cho rằng hoa kim ngân có công hiệu hơn lá, cành. Lá, cành chỉ cần thái nhỏ 1 - 2cm, rửa sạch phơi khô là dùng được.

Kim ngân có vị ngọt, tính hàn, không độc, vào 4 kinh: phế, vị, tâm, tỳ; có công năng thanh nhiệt, giải độc dùng chữa cảm sốt, lở ngứa mụn nhọt ác sang, đinh độc...

Theo kinh nghiệm dân gian, kim ngân hoa được coi là thánh dược trong việc chữa trị lở ngứa, mụn nhọt, ác sang, thũng độc kể cả đinh độc. Do tính hàn lương (mát) nên có thể đun nước như nước chè, nước vối để uống. Tuy nhiên do tính hàn nên người tỳ vị hư hàn khi dùng phải thận trọng.

Những phương thuốc trị bệnh ngoài da có kim ngân

Chữa mụn nhọt: Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm kim ngân hoa 16g, trần bì 8g, đương quy 12g, phòng phong 8g bạch chỉ 8g cam thảo 4g, bối mẫu 6g nhũ hương 4g, một dược 4g thiên hoa phấn 8g, tạo giác thích 4g, xuyên sơn miếng.

Chữa bệnh vảy nến: Ngân kiều tán (chuyển thành thang)   gia giảm gồm kim ngân hoa 16g, liên kiều 16g ngưu bàng tử 8g, kinh giới 12g, trúc diệp 8g bạc hà 6g, chi tử 6g, quả ké 8g bồ công anh 12g, hạ khô thảo 8g, thổ phục linh 12g.

Chữa bệnh tổ đỉa: Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: kim ngân hoa 16g, quy vĩ 16g, liên kiều 12g, hòe hoa 8g, thương truật 12g, quả ké 12g hoàng bá 8g đại hoàng 6g, hạ khô thảo 12g thổ phục linh 12g, sài đất 8g, bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt).

Các phương trên sắc uống 2 ngày 1 thang. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút.

Kiêng kỵ: Rau muống, đỗ xanh (còn nguyên vỏ) các món ăn cay nóng, các gia vị kích thích thịt gà cá chép ếch, ba ba...    

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật