Những điều cần 'khắc cốt ghi tâm' khi ăn rau muống
Ăn rau muống mang lại nhiều lợi ích quý giá cho sức khỏe, điều thứ 3 ai cũng thích
Bác sĩ chẩn đoán nhầm, người phụ nữ lo lắng 10 năm nữa không biết có thể có con được không
Phải nói rau muống là món được nhiều người yêu thích, dù xào hay luộc chấm mắm tỏi đều ngon. Song bên cạnh đó rau muống vẫn tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh và cần một số điều phải lưu ý.
Sán và ký sinh trùng
Trong rau muống thường có một loại sán ký sinh cư trú có tên Fasciolopsis buski. Khi dùng rau ăn lẩu hoặc nấu chưa chín tới thì loài ký sinh này sẽ chưa thể bị tiêu diệt.
Lúc này, chúng dễ dàng đi vào vào cơ thể và đậu trong ruột gây ra hàng loạt triệu chứng như: Đau bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy. Nếu không kịp thời tẩy ký sinh trùng ra ngoài thì các triệu chứng có thể diễn biến nặng hơn, thậm chí gây tử vong. Thêm vào đó, rau muống là loại dễ trồng và nhanh phát triển.
Hóa chất
Vì lợi nhuận, nhiều hộ trồng rau không ngại dùng nước phân tươi (có chứa nhiều loại vi trùng nguy hiểm), thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để rau nhanh lớn. Lượng độc trong rau không đến được tiêu tán hết sẽ tích lũy trong cơ thể, lâu dài sẽ gây ra bệnh.
Thuốc sâu được sử dụng trồng rau muống
Sữa
Những chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi đóng hộp, phô mai đều có chứa nhiều canxi rất cần thiết cho sự phát triển và chắc khỏe của xương. Nhưng rau muống lại gây cản trở việc hấp thụ canxi. Vì vậy trong và sau bữa ăn có rau muống thì không nên uống hay ăn các sản phẩm từ sữa.
Ai không nên ăn rau muống?
Theo kinh nghiệm được dân gian truyền lại, những người sau không nên ăn: Có vết thương hở, đau và viêm khớp, huyết áp cao, sỏi thận…Nếu đang nằm viện mà muốn ăn thì cần nghe theo chỉ dẫn dinh dưỡng của bác sĩ.
Mặt khác, những người chỉ đơn giản là bị loãng xương hoặc huyết áp thấp vẫn có thể ăn rau muống bình thường.
Người viêm khớp không nên ăn rau muống
Ăn rau muống sao cho an toàn
Muốn ăn rau muống an toàn và đảm bảo sức khỏe cần phải biết cách rửa sạch rau: Ngâm nước khoảng 15 phút để làm sạch đất cát bám trong rau. Rửa thật kỹ và ít nhất 3 lần từng ngọn rau. Sau đó tiến hành ngâm nước muối độ nửa giờ để tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ thuốc trừ sâu.
Nếu thấy các công đoạn rắc rối, các bà nội trợ có thể rửa nhiều rau cùng một lúc. Sau đó chờ khô cho vào tủ lạnh ăn dần vài ngày. Ngoài ra để lâu cũng phân hủy bớt các chất có hại có trong rau.
- 4 loại rau quả không nên ăn nhiều dễ gây ngộ độc tổn thọ,... (Thứ tư, 15:40:03 05/08/2020)
- Làm ngay những việc này để tránh ngộ độc thực phẩm (Thứ bảy, 12:00:04 01/08/2020)
- Những món hải sản nên thận trọng khi ăn kẻo ngộ độc (Thứ sáu, 08:57:05 31/07/2020)
- Ghẹ xanh giá siêu rẻ, chỉ 100.000 - 150.000/kg bán la liệt ở vỉa... (Thứ sáu, 14:13:08 24/07/2020)
- Sự thật gây 'sốc' về độ sạch của rau quả bán ở... (Thứ bảy, 16:17:00 11/07/2020)
- Hồi chuông cảnh tỉnh về ngộ độc cá nóc nên chú ý (Thứ tư, 09:50:02 27/02/2019)
- Đặc sản "dở sống dở chết vẫn ngoe nguẩy": Bạn có... (Thứ tư, 08:05:05 27/02/2019)
- Tiết lộ cực sốc về thịt chó mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:20:00 26/02/2019)
- Chất tạo ngọt cyclamate có phải là "tội đồ" hay không? (Thứ Hai, 13:37:02 25/02/2019)
- Cách nấu ăn ngon: Nên vứt bỏ hết hay giữ lại lòng cá để... (Thứ năm, 08:30:04 21/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:08 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023