Một số bài tập thể dục dành cho bệnh nhân sau đột qụy

Sau khi trải qua cơn đột quỵ, nhiều người bệnh có thể bị ảnh hưởng về khả năng vận động, chân tay trở nên chậm chạp hơn hoặc cứng khớp, co cứng cơ… Những di chứng này có thể được khắc phục được bằng một số bài vận động, tập thể dục.

Dưới đây mà một số bài tập dành cho bệnh nhân hồi phục sau đột quỵ do các chuyên gia tại Phòng khám gia đình Việt Úc (Tầng 1, lô 6, Khu B, Tòa nhà Maderin garden đường Hoàng Minh Giám, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) hướng dẫn:

Bài tập 1

Tăng cường cơ bắp có vai trò cân bằng, ổn định vai

a)    Nằm ngửa, thả lỏng hai cánh tay ở hai bên

b)   Giữ thẳng khuỷu tay, nhấc cánh tay bị ảnh hưởng lên ngang vai, theo hướng tay chỉ vào trần nhà.

c)    Tịnh tiến tay theo hướng lên trần nhà trong khi nâng xương bả vai khỏi sàn nhà.

d)   Giữ trong 3-5 giây, sau đó thả lỏng, cho phép bả vai đặt trở lại sàn nhà.

e)    Từ từ lặp lại các chuyển động khoảng 10 lần (có thể tăng số lần tùy thuộc vào khả năng)

f)     Hạ cánh tay tay xuống về vị trí ban đầu và thả lỏng cho cánh tay nghỉ ngơi.

Bài tập 2

Tăng cường cơ bắp vai, giúp khuỷu tay duỗi thẳng

a)    Mỗi bàn tay nắm chặt một đầu của băng chun (dây kéo thể lực) trong tư thế nằm thẳng lưng. Độ dài băng chun hợp lý để tạo đủ lực căng.

b)   Để bắt đầu, đặt cả hai bàn tay dọc theo bên hông không bị ảnh hưởng và giữ khuỷu tay thẳng.

c)    Di chuyển cánh tay bị ảnh hưởng đi lên và vươn ra theo hướng đường chéo (về phía hông bị ảnh hưởng) và giữ khuỷu tay thẳng. Nếu quá khó có thể cho phép khuỷu tay uốn cong. Giữ nguyên cánh tay còn lại ở vị trí thẳng bên hông trong suốt bài tập.

d)   Hãy chắc chắn bạn kéo dãn băng chun để tạo đủ lực kéo tác động lên vai.

Bài tập 3

Tăng cường cơ bắp có chức năng duỗi thẳng khuỷu tay

a)    Nằm ngửa, thả lỏng cánh tay ở hai bên và đặt một chiếc khăn cuộn dưới khuỷu tay bị ảnh hưởng.

b)   Gập khuỷu tay bị ảnh hưởng và di chuyển cẳng tay về phía vai. Giữ khuỷu tay ở vị trí nghỉ ngơi trên chiếc khăn.

c)    Giữ nguyên tư thế trong vài giây.

d)   Duỗi thẳng khuỷu tay và giữ trong vài giây.

e)    Từ từ lặp lại động tác vài lần. Chú ý cố gắng không để cánh tay gập về phía phần giữa bụng.

Bài tập 4 Cải thiện chức năng vận động của hông

a)    Bắt đầu bằng việc duỗi thẳng chân không bị ảnh hưởng trên sàn nhà và gập bên chân bị ảnh hưởng.

b)   Nhấc chân bị ảnh hưởng và vắt qua chân còn lại.

c)    Nhấc chân bị ảnh hưởng và đưa trở lại vị trí ban đầu của bước a.

d)   Lặp lại động tác trên vài lần.

Bài tập 5 Tăng cường chức năng vận động của hông và đầu gối.

a)    Bắt đầu với động tác đầu gối gập và bàn chân đặt trên sàn.

b)   Từ từ trượt gót chân bị ảnh hưởng xuống để đưa chân về vị trí duỗi thẳng.

c)    Từ từ đưa gót chân bị ảnh hưởng di chuyển trở lại vị trí bắt đầu trên sàn nhà. Giữ cho gót chân tiếp xúc với sàn trong suốt bài tập.

Bài tập 6 Cải thiện chức năng vận động của đầu gối

a)    Nằm nghiêng về bên cơ thể không bị ảnh hưởng, gập đầu gối của chân không bị ảnh hưởng để giữ cân bằng cơ thể và đặt tay bị ảnh hưởng xuống phía trước mặt để hỗ trợ.

b)   Duỗi thẳng chân bị ảnh hưởng, gập đầu gối của chân đó và nâng gót chân về phía mông. Trở lại tư thế thẳng chân.

c)    Gập và duỗi đầu gối đồng thời vẫn giữ thẳng hông.

Bài tập 7 Phát triển kỹ thuật khi đi bộ

a)    Bẻ cong đầu gối, đặt bàn chân trên sàn nhà, hai đầu gối gần nhau.

b)    Nhấc hông lên khỏi sàn và giữ nguyên tư thế này

c)    Từ từ xoay hông sang hai bên. Quay trở lại vị trí ban đầu và hạ thấp hông xuống sàn.

d)   Thư giãn và lặp lại các động tác.

Chú ý: Một số bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi thực hiện bài tập này và có thể làm chứng đau lưng nặng hơn, vì thế dừng tập ngay khi bạn cảm thấy đau

Bài tập 8: Cải thiện khả năng cân bằng, kiểm soát để sẵn sàng cho các hoạt động đi bộ

a)    Cân bằng cơ thể trên hai tay và đầu gối. Phân phối trọng lượng cơ thể đồng đều ở cả hai cánh tay và chân.

b)   Đá chân về phía sau sang bên phải theo hướng chéo càng xa càng tốt. Tương tự, sau đó đá chân về phía sau sang bên trái theo hướng chéo.

c)    Lặp lại các động tác vài lần. Từ từ đá chân càng xa càng tốt theo mỗi hướng.

d)   Quay trở lại vị trí ban đầu.

e)    Đá chân về phía trước sang bên phải theo hướng chéo. Từ từ di chuyển trở lại và đá chân càng xa càng tốt theo mỗi hướng.

Động tác này cần ham khảo ý kiến bác sỹ và điều dưỡng/chuyên gia vật lý trị liệu trước khi quyết định thực hiện.

Bài tập 9: Hỗ trợ thay đổi trọng lượng và kiểm soát đầu gối

a)    Đứng cạnh mặt bàn hoặc mặt phẳng chắc chắn sao cho bên chân không bị ảnh hưởng sát cạnh bàn. Đặt tay không bị ảnh hưởng lên mặt bàn.

b)   Nhấc chân không bị ảnh hưởng khỏi sàn và đứng trên chân bị ảnh hưởng.

c)    Từ từ gập và duỗi thẳng chân bị ảnh hưởng (chân bạn đang đứng) một góc nhỏ. Hãy thử di chuyển trơn tru, không để đầu gối phát ra tiếng kêu khi gập và duỗi thẳng.

d)   Lặp lại từ từ động tác gập và duỗi thẳng đầu gối vài lần.

Bài tập 10: Thay đổi trọng lượng thích hợp, tăng cường cơ bắp xương hông và xương chậu

a)    Đứng đối diện với một quầy hoặc mặt phẳng chắc chắn khác để hỗ trợ.

b)   Dồn trọng lượng vào chân phải và duỗi thẳng đầu gối.

c)    Quay trở lại vị trí trung tâm với cả hai chân đặt trên sàn.

d)   Dồn trọng lượng vào chân trái và nâng chân phải sang bên đồng thời giữ lưng và đầu gối thẳng

e)    Lặp lại động tác nhiều lần, thay đổi chân nhấc liên tiếp. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật